tailieunhanh - VỐN XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN (Phần II)
Khi sự tin cẩn lẫn nhau được tích tụ lại nhờ các sinh hoạt tự nguyện, thì đó là vốn xã hội, và nó tạo ra những tài sản chung. Vốn đó làm cho các cố gắng của chính quyền trở nên hữu hiệu. III. Vốn xã hội ở ta Trên cơ sở của các mối tương quan nêu trên, ta sẽ tìm xem vốn xã hội của chúng ta có cao không, bằng cách xem xét các yếu tố tinh thần tạo nên niềm tin. Đó là sự trung thực, sự tương tác, tinh thần trách nhiệm và. | VỐN XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN Phần II Luật sư Nguyễn Ngọc Bích Khi sự tin cẩn lẫn nhau được tích tụ lại nhờ các sinh hoạt tự nguyện thì đó là vốn xã hội và nó tạo ra những tài sản chung. Vốn đó làm cho các cố gắng của chính quyền trở nên hữu hiệu. III. Vốn xã hội ở ta Trên cơ sở của các mối tương quan nêu trên ta sẽ tìm xem vốn xã hội của chúng ta có cao không bằng cách xem xét các yếu tố tinh thần tạo nên niềm tin. Đó là sự trung thực sự tương tác tinh thần trách nhiệm và sự hợp tác. Chúng ta sẽ tìm xem cơ cấu xã hội và việc xây dựng con người của chúng ta có giúp làm nảy sinh duy trì phát triển những đức tính tốt kia không chúng có hiện diện trong hai lĩnh vực mà ta xem xét hay không nếu có thì nhiều hay ít. Cơ cấu xã hội Cơ cấu xã hội là điều kiện bên ngoài là môi trường giúp tạo nên nuôi dưỡng những đức tính tốt của một cá nhân. Ở đây chúng tôi chọn hai khía cạnh nằm trong cơ cấu xã hội để xem xét là việc đoàn ngũ hóa các thành phần dân chúng và cấu trúc Đảng - chính quyền. Việc đoàn ngũ hóa. Ở ta dân chúng được thúc đẩy gia nhập các tổ chức quần chúng do Đảng lập ra và lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Đoàn Thanh niên Hội phụ nữ Công đoàn Hội nông dân. . Đó là các tổ chức xã hội chính trị truyền thống. Ngoài ra còn có các tổ chức xã hội nghề nghiệp do các cơ quan chính quyền hay tư nhân lập. Cuối cùng là các nhóm tự phát của quần chúng hội đồng hương hội ái hữu cựu học sinh. Sự hiện hữu của các hội đoàn này có đóng góp vào việc tạo ra các đức tính giúp gây dựng vốn xã hội không Đối với các tổ chức truyền thống thì tính chất của chúng cũng giống như các hội đoàn của giáo hội Công giáo tại các nhà thờ. Sự khác biệt chỉ là người Công giáo khi sinh hoạt trong các đoàn thể kia thì họ có giáo lý trong lòng mình cùng nội quy của hội trong khi các hội viên của các đoàn thể của Nhà nước chỉ có nội quy. Giống như các hội đoàn của đạo Công giáo sự hoạt động của các đoàn thể truyền thống không tạo nên vốn xã hội góp vào việc phát triển kinh tế. Có vài lý do. Thứ nhất mục đích của các
đang nạp các trang xem trước