tailieunhanh - VĂN HÓA THẨM MỸ VÀ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT TRONG ĐÀO TẠO BẬC SAU ĐẠI HỌC

Báo cáo tại Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng đào tạo bậc sau đại học chuyên ngành văn hóa học” do Bộ môn Văn hóa học tổ chức tháng 1-2006 Chương trình đào tạo bậc sau đại học chuyên ngành Văn Hóa Học do Bộ môn Văn Hóa Học, ĐHKHXH & NV thuộc ĐH Quốc Gia tổ chức ngày càng có đông người theo học và đã đạt những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, nâng cao chất lượng đào tạo vẫn là mối quan tâm đúng đắn của Bộ môn. . | VĂN HÓA THẨM MỸ VÀ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT TRONG ĐÀO TẠO BẬC SAU ĐẠI HỌC PGS. TS. Tạ Văn Thành Trường Đại học Dân lập Hùng Vương Báo cáo tại Hội thảo khoa học Nâng cao chất lượng đào tạo bậc sau đại học chuyên ngành văn hóa học do Bộ môn Văn hóa học tổ chức tháng 1-2006 Chương trình đào tạo bậc sau đại học chuyên ngành Văn Hóa Học do Bộ môn Văn Hóa Học ĐHKHXH NV thuộc ĐH Quốc Gia tổ chức ngày càng có đông người theo học và đã đạt những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên nâng cao chất lượng đào tạo vẫn là mối quan tâm đúng đắn của Bộ môn. Để nâng cao chất lượng đào tạo phải giải quyết nhiều vấn đề nội dung chương trình phương pháp giảng dạy công tác hướng dẫn viết luận văn phương pháp làm việc của học viên khi tìm tài liệu khảo sát thực tế viết luận văn việc tổ chức chấm luận văn một cách nghiêm túc khoa học việc tìm ra những đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao . Sau đây tôi chỉ xin đề cập một vấn đề trong nội dung chương trình đào tạo vấn đề vị trí và nội dung của 2 môn học Văn hóa thẩm mỹ và Văn hóa nghệ thuật . Nhìn từ góc độ Văn hóa học Văn hóa thẩm mỹ và Văn hóa nghệ thuật là hai loại hình văn hóa của loài người cần được nghiên cứu bởi 2 môn học. Mỹ học và Nghệ thuật học có thể cung cấp nhiều kiến thức cho 2 môn học này song không thể thay thế chúng. Mỹ học nghiên cứu mối quan hệ thẩm mỹ giữa con người với hiện thực và hình thái cao của mối quan hệ này là nghệ thuật. Nghệ thuật học nghiên cứu các loại hình nghệ thuật trên ba bình diện lý luận lịch sử và phê bình. Còn Văn hóa thẩm mỹ và Văn hóa nghệ thuật có đối tượng và nội dung của nó căn cứ trên định nghĩa của Văn hóa học về khái niệm văn hóa. GS. TSKH Trần Ngọc Thêm định nghĩa văn hóa như sau Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội . Giá trị - Con người - Hoạt động . Còn trong cuốn Tìm hiểu về Cách mạng tư tưởng và văn hóa Nxb Sự Thật Hà Nội

TỪ KHÓA LIÊN QUAN