tailieunhanh - VĂN HÓA LÀ GÌ?

Nicolas Journet Khái niệm văn hóa đang trở thành thông dụng, nhưng định nghĩa của nó dường như bao giờ cũng tuột khỏi chúng ta. Dù sao sự phát triển của nó cũng gắn chặt với sự phát triển của các khoa học về con người. Năm 1952, hai nhà nhân học Mỹ, Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn, trong một nỗ lực tìm hiểu, đã công bố một cuốn biên soạn về những ý đồ định nghĩa khái niệm văn hóa – hay những khái niệm gần gũi với nó – trong khoa học xã hội: họ tìm thấy. | VĂN HÓA LÀ GÌ Nicolas Journet Khái niệm văn hóa đang trở thành thông dụng nhưng định nghĩa của nó dường như bao giờ cũng tuột khỏi chúng ta. Dù sao sự phát triển của nó cũng gắn chặt với sự phát triển của các khoa học về con người. Năm 1952 hai nhà nhân học Mỹ Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn trong một nỗ lực tìm hiểu đã công bố một cuốn biên soạn về những ý đồ định nghĩa khái niệm văn hóa - hay những khái niệm gần gũi với nó - trong khoa học xã hội họ tìm thấy không dưới 164 định nghĩa. Sự khác nhau của chúng không chỉ là ở bản chất của định nghĩa đưa ra bởi nội dung chức năng các thuộc tính mà cả ở những cách sử dụng tương đối rộng rãi của từ này. Theo A. Kroeber và C. Kluckhon ít ra có hai cách sử dụng. Một cách thừa kế triết học thời Khai Sáng gọi di sản học thức tính luỹ từ Thời Cổ mà các dân tộc phương Tây tin chắc là đã dựng lên nền văn minh của họ trên đó là văn hóa . Cách sử dụng kia chuyên về nhân học hơn thì gọi là văn hóa toàn bộ những tri thức những tín ngưỡng những nghệ thuật những giá trị những luật lệ phong tục và tất cả những năng lực và tập quán khác mà con người với tư cách thành viên của xã hội nắm bắt được theo định nghĩa được coi là chuẩn do Edward B. Tylor đưa ra năm 1871. Hai nghĩa này của từ văn hóa vẫn tiếp tục cùng tồn tại khá yên ổn qua những cách dùng hàng ngày của chúng ta. Nhưng từ đầu thế kỷ XIX khi dự án phát triển một khoa học về con người đã hình thành thì những ai đảm đương gánh nặng ấy đã phải chịu những bó buộc giống nhau tìm hiểu cả tính thống nhất lẫn tính đa dạng của giống người. ở đây khái niệm văn hóa chiếm một vị trí ngày càng tăng do đã đẩy ra khỏi trường khoa học khái niệm tôn giáo linh hồn khái niệm chính trị quốc gia hay khái niệm theo thuyết tự nhiên chủng tộc . Như vậy sự vận động của các khoa học xã hội và nhân văn trong trường của chúng có thể được đồng hóa với sự vận động đi lên của khái niệm văn hóa như là đối tượng tri thức và thực thể độc lập và có những cách giải thích riêng của nó. Dù rất co dãn khái niệm .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
54    154    1    30-12-2024
6    125    1    30-12-2024