tailieunhanh - BẢN THỂ LUẬN Ontology

Bản thể luận là một khái niệm căn bản của triết học: Đó là thuật ngữ chỉ rõ quan điểm của con người nhìn nhận thế giới: Vật chất là khách quan? Vật chất có trước hay ý thức có trước? Cái nào quyết định cái nào? Trong sách nghiên cứu và giáo trình triết học ở Việt Nam, nội hàm của thuật ngữ này được gọi là vấn đề cơ bản của triết học. | BẢN THỂ LUẬN Ontology Bùi Quang Thắng Trích từ Bùi Quang Thắng cb . 30 thuật ngữ nghiên cứu văn hóa. - H. NXB KHXH 2008 Bản thể luận là một khái niệm căn bản của triết học Đó là thuật ngữ chỉ rõ quan điểm của con người nhìn nhận thế giới Vật chất là khách quan Vật chất có trước hay ý thức có trước Cái nào quyết định cái nào Trong sách nghiên cứu và giáo trình triết học ở Việt Nam nội hàm của thuật ngữ này được gọi là vấn đề cơ bản của triết học. Thuật ngữ bản thể luận trong các khoa học xã hội và nhân văn thực chất là sự vận dụng mở rộng nội hàm của vấn đề cơ bản của triết học trong lĩnh vực xã hội và nhân văn. Nếu như trong triết học người ta bàn về quan điểm của con người đối với thế giới vật chất và thế giới tinh thần và về mối quan hệ giữa chúng thì trong khoa học xã hội bản thể luận chính là quan điểm của con người về mối quan hệ giữa xã hội và cá nhân thực tại xã hội là mang tính khách quan hay mang tính chủ quan Xã hội quy định hành vi của cá nhân hay chính các hành vi có ý nghĩa của các cá nhân tạo thành xã hội cũng tương tự như vậy trong nghiên cứu con người bản thể luận là thuật ngữ bàn về mối quan hệ giữa hành vi và cấu trúc giữa cái ý thức với cái vô thức giữa tâm lý xã hội và tâm lý cá nhân. Thuật ngữ bản thể luận bao hàm hai vấn đề - Cách nhìn nhận thực tế xã hội là khách quan hay chủ quan - Xã hội quy định hành vi cá nhân hay chính các hành vi của con người tạo thành sự tồn tại của xã hội cái nào quyết định cái nào Thoát thai từ triết học các bộ môn khoa học xã hội và nhân văn tâm lý học nhân học xã hội học. đều chịu ảnh hưởng những tư tưởng những quan điểm của triết học khi xem xét các sự vật hiện tượng. Đến nay có nhiều kiểu phát biểu khác nhau về vấn đề này nhưng tựu trung lại có thể được tóm lược thành hai khuynh hướng đối lập nhau như sau 1. Kiểu bản thể luận thứ nhất . Nhìn nhận xã hội và văn hóa như là thực tại khách quan Đại diện cho quan điểm này có thể kể từ Francis Bacon 1561-1626 - người cha đẻ của tinh thần thực nghiệm khoa học. Nhưng

TỪ KHÓA LIÊN QUAN