tailieunhanh - BẢN CHẤT VÀ QUY LUẬT CỦA ĐỜI SỐNG TINH THẦN

Trong lịch sử nhận thức của loài người, do các cách nhìn và cách tiếp cận khác nhau mà các trường phái triết học đưa ra những quan niệm khác nhau về khái niệm "Tinh thần". Các nhà triết học duy tâm khách quan nhìn thấy yếu tố tinh thần từ bên ngoài con người, còn các nhà duy tâm chủ quan lại nhìn thấy yếu tố tinh thần trong chính bản thân con nhà duy vật, ngay từ thời cổ đại đã coi tinh thần là sự hoạt động lý luận. . | BẢN CHẤT VÀ QUY LUẬT CỦA ĐỜI SỐNG TINH THẦN Đào Duy Thanh Trong lịch sử nhận thức của loài người do các cách nhìn và cách tiếp cận khác nhau mà các trường phái triết học đưa ra những quan niệm khác nhau về khái niệm Tinh thần . Các nhà triết học duy tâm khách quan nhìn thấy yếu tố tinh thần từ bên ngoài con người còn các nhà duy tâm chủ quan lại nhìn thấy yếu tố tinh thần trong chính bản thân con nhà duy vật ngay từ thời cổ đại đã coi tinh thần là sự hoạt động lý luận. Chẳng hạn Anxtốt đã coi hình thức cao nhất của tinh thần là tư duy về tư duy. Đến thế kỷ XVII-XVIII các nhà triết học duy vật như Hôpxơ và Lôccơ lại coi tinh thần là sự kết hợp của các cảm giác. Triết học cổ điển Đức lại xem xét tinh thần từ góc độ ý thức và tự ý thức. Hêgen hiểu tinh thần như là sự thống nhất của tự ý thức và ý thức được thực hiện trong lý tính đồng thời là sự thống nhất hoạt động thực tiễn và lý luận nhằm vượt qua cái tự nhiên vượt qua bản thân mình trong quá trình tự nhận thức. Tư tưởng triết học duy vật biện chứng đã nhìn nhận đúng bản chất của tinh thần Đó là sự phản ánh thế giới khách quan vào trong đầu óc con người. Mác viết Ý niệm chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi ở trong đó 1 . Tư tưởng này cũng được Lênin khẳng định Đối với người duy vật thì cái đang tồn tại trên thực tế là thế giới bên ngoài mà cảm giác của chúng ta là hình ảnh của thế giới đó 2 . Các nhà triết học duy vật biện chứng hiện đại cũng khẳng định rằng Tinh thần theo nghĩa rộng của từ là một khái niệm đồng nhất với cái quan niệm với ý thức là hình thức hoạt động tâm lý cao nhất theo nghĩa hẹp của từ thì đồng nghĩa với khái niệm tư duy 3 Chủ nghĩa duy vật biện chứng không quy cái tinh thần vào một tổng giản đơn những cảm giác nó cũng bác bỏ quan niệm coi tinh thần là một thực thề thuần tuý độc lập với vật chất và với con người. Bởi vì nói đến tinh thần là nói đến sự hoạt động của ý thức con người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong đầu óc

TỪ KHÓA LIÊN QUAN