tailieunhanh - Phương pháp giải quyết vấn đề trong giáo dục hiện đại

Phương pháp giải quyết vấn đề (problem solving) đã phải trải qua nhiều thử thách, thực nghiệm trong gần suốt một thế kỷ 20 để đến gần đây mới được sử dụng thực sự ở nhiều trường học ở Hoa Kỳ và trở thành một yếu tố chủ đạo trong cải cách giáo dục ở một số nước khác. Đó là một phương pháp dạy và học mới phù hợp với triết lý về khoa học và giáo dục hiện đại, đáp ứng tốt những yêu cầu về giáo dục trong thế kỷ 21. Chúng ta nên tìm hiểu và. | Phương pháp giải quyết vấn đề trong giáo dục hiện đại Phương pháp giải quyết vấn đề problem solving đã phải trải qua nhiều thử thách thực nghiệm trong gần suốt một thế kỷ 20 để đến gần đây mới được sử dụng thực sự ở nhiều trường học ở Hoa Kỳ và trở thành một yếu tố chủ đạo trong cải cách giáo dục ở một số nước khác. Đó là một phương pháp dạy và học mới phù hợp với triết lý về khoa học và giáo dục hiện đại đáp ứng tốt những yêu cầu về giáo dục trong thế kỷ 21. Chúng ta nên tìm hiểu và nghiên cứu một cách nghiêm túc để đưa dần yếu tố giải quyết vấn đề vào như là một yếu tố tích cực trong cuộc cải cách giáo dục hiện nay. I. Một tư duy mới cho cải cách giáo dục Dưới ảnh hưởng của các lý thuyết cổ điển về nhận thức từ nhiều thế kỷ qua ta vẫn tin rằng các tri thức khoa học là con đường tìm kiếm chân lý do đó giáo dục chủ yếu là truyền thụ cho người họccác tri thức khoa học tức là các nhận thức về chân lý và lẽ tự nhiên phương pháp dạy học chủ yếu là do người thầy thuyết giảng và truyền thụ các niềm tin về chân lý đó cho người học với sự cảm hoá bằng các lập luận lôgích và các thực nghiệm. Và dĩ nhiên nhiệm vụ của ngưòi học trò là tiếp thụ một cách đầy đủ trung thành nhưng là thụ động các niềm tin chân lý trong các tri thức khoa học được truyền giảng đó. Cho đến đầu thế kỷ 20 khi bắt đầu phát hiện ra có những sự thật trong tự nhiên không thể suy diễn ra từ các nguyên lý của khoa học cổ điển thì người ta mới bắt đầu nghi ngờ cái sức mạnh vạn năng của khoa học cổ điển và từ đó xem xét lại vị trí và vai trò của nghiên cứu khoa học coi việc làm khoa học không đồng nhất với việc tìm kiếm chân lý. Từ những phê phán và đề xuất của các trường phái khác nhau như của . vào giữa thế kỷ 20 đến các thập niên cuối thế kỷ chủ nghĩa hiện thực khoa học dung hoà các quan điểm phê phán đó và đề xuất quan điểm cho rằng có một thế giới tồn tại độc lập và có thể nhận thức được đồng thời xem rằng mọi tri thức đều là không chắc chắn có thể sai và đều cần được đánh giá một

TỪ KHÓA LIÊN QUAN