tailieunhanh - Xóa bỏ ngăn cách

Qua nhiều nghiên cứu, tìm tòi, các nhà tâm lý học và các bậc cha mẹ đã đúc rút ra được các phương pháp sau nhằm xóa bỏ hố ngăn cách giữa cha mẹ và con cái: Hãy để cho con có được khoảng trời riêng của mình. Ðến một tuổi nhất định của con, bạn không nên vào phòng riêng, lục lọi và xem xét các thứ vì làm như vậy đứa trẻ sẽ có cảm giác khó chịu, ngột ngạt, căng thẳng, và chúng thấy mất tự do. Thanh thiếu niên thường muốn có cuộc sống riêng. | Xóa bỏ ngăn cách Qua nhiều nghiên cứu tìm tòi các nhà tâm lý học và các bậc cha mẹ đã đúc rút ra được các phương pháp sau nhằm xóa bỏ hố ngăn cách giữa cha mẹ và con cái Hãy để cho con có được khoảng trời riêng của mình. Đến một tuổi nhất định của con bạn không nên vào phòng riêng lục lọi và xem xét các thứ vì làm như vậy đứa trẻ sẽ có cảm giác khó chịu ngột ngạt căng thẳng và chúng thấy mất tự do. Thanh thiếu niên thường muốn có cuộc sống riêng tư của mình và không thích cha mẹ can thiệp. Chúng thường có tình cảm lãnh đạm trầm tư thích ở một mình và không chịu đi đâu cùng cha mẹ. Bạn đừng lấy làm khó chịu hay thất vọng vì đây chỉ là biểu hiện bình thường của con cái khi bước sang tuổi trường thành. Hãy lắng nghe con cái nói. Trẻ em ngày càng lớn càng cảm thấy khó khăn ngần ngại khi nói chuyện với cha mẹ. Chúng thường không thích cùng ăn cơm với cha mẹ tuy nhiên những bữa cơm gia đình là cơ hội tốt để cha mẹ con cái trò chuyện. Bạn hãy cố tạo điều kiện để cùng con cái ăn cơm và khi trò chuyện bạn nhớ để tâm nghe con nói vì khi con cái thấy mình được coi trọng chúng sẽ cởi mở hơn. Hãy làm người cố vấn không làm kẻ trung gian. Chắc đã có lúc bạn lấy làm thất vọng vì bạn đã đề xướng ý kiến rất hay nhưng con cái lại không nghe và không thích thú. Đây cũng chỉ vì trẻ em không thích bị người lớn chỉ huy hoặc chê bai chúng. Bạn nên để tâm lắng nghe giải thích và giúp con rút kinh nghiệm chứ đừng nên bắt tay tham dự vào công việc của chúng hoặc bắt chúng phải làm theo ý bạn. Bạn cũng nhớ đừng nên phê phán và chỉ trích cho dù trẻ làm hỏng việc. Hãy trao đổi bình đẳng với con cái. Bạn hãy cố gắng tránh sự so sánh thời thơ ấu của mình với con. Bạn cũng đừng nên dùng uy quyền của cha mẹ mà luôn lên giọng dạy đời với con. Dùng phương pháp bình đẳng để trao đổi tâm sự là cách tốt nhất khiến cha mẹ con cái trao đổi cởi mở thoải mái và tự nhiên. Nếu có những điều bạn không muốn hoặc không thể nói trực tiếp với con thì bạn có thể viết ra cho con. Hãy ngưng tra hỏi con cái bất cứ .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN