tailieunhanh - Báo cáo khoa học: Đặc điểm phân bố vật liệu hữu cơ (TOC %) của các tầng đá mẹ ở bể Cửu Long

Tham khảo luận văn - đề án 'báo cáo khoa học: đặc điểm phân bố vật liệu hữu cơ (toc %) của các tầng đá mẹ ở bể cửu long', luận văn - báo cáo, báo cáo khoa học phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH CN TẬP 11 SÓ 11 - 2008 ĐẶC ĐIỂM PHÂN BÓ VẬT LIỆU HỮU CƠ TOC CỦA CÁC TẦNG ĐÁ MẸ Ở BỂ CỬU LONG Bùi Thị Luận Trường Đại học Khoa học Tự nhiên ĐHQG-HCM Bài nhận ngày 29 tháng 05 năm 2008 hoàn chỉnh sửa chữa ngày 10 tháng 11 năm 2008 TÓM TẢT Bể trầm tích Cửu Long được xếp vào một trong các bể trầm tích có tiềm năng dầu khí lớn nhất nước ta đang được khai thác hàng nghìn tấn dầu mỗi ngày mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho đất nước. Nghiên cứu đặc điểm phân bố vật liệu hữu cơ TOC nhằm xác định diện phân bố các tầng đá mẹ và môi trường tích lũy. Kết qủa này có thể góp phần cho công tác thăm dò đạt hiệu quả cao hơn. Kết quả phân tích hàm lượng vật liệu hữu cơ TOC của 19 giếng khoan với 391 mẫu các tầng trầm tích ở bể Cửu Long có hàm lượng vật liệu hữu cơ đạt tiêu chuẩn đá mẹ là tầng Miocene dưới Oligocene trên và Oligocene dưới Eocene trên. Từ khoá TOC kerogene tiềm năng sinh dầu khí vật liệu hữu cơ môi trường lắng đọng trầm tích. 1. ĐẶC ĐIỂM CỎ ĐỊA LÝ TƯỚNG ĐÁ Để xét xem các tầng đá mẹ có chứa nhiều vật liệu hữu cơ hay không được tích lũy trong môi trường nào ngoài việc phải xác định hàm lượng vật liệu hữu cơ TOC và không gian phân bố của chúng còn cần nghiên cứu đặc điểm về cổ địa lý tướng đá của các tầng đá mẹ. Dựa trên cơ sở kết quả đo tổ hợp các phương pháp Carota một loạt giếng khoan 19 giếng khoan tại các lô 01 02 15 16 09 và 17. Đặc biệt trong tổ hợp các phương pháp này lưu ý tới một số phương pháp đặc thù nhằm nhận ra các tập sét như Gamma Ray log điện trường tự nhiên điện trở . Trên cơ sở này đã xác định được 3 tầng sét điển hình có thể coi là tầng đá mẹ với đặc điểm cổ địa lý tướng đá như sau Tầng Miocene dưới N11 hình 1 tướng hạt mịn được tích lũy trong môi trường biển và vũng vịnh trải trên diện rộng và phủ gần như toàn bộ phần chính của bể trầm tích. Số lượng sông suối tuy ít nhưng lại có năng lượng lớn. Một số suối ở phía Bắc và Đông Bắc ngắn và hẹp. Còn chủ yếu sông suối phát triển ở Tây Nam có lẽ liên quan tới sông Mekong cổ cũng .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN