tailieunhanh - Sách hướng dẫn Lịch sử các học thuyết Kinh tế - Chương 5

Chương 5: Học thuyết kinh tế tiểu tư sản CHƯƠNG V: HỌC THUYẾT KINH TẾ TIỂU TƯ SẢN GIỚI THIỆU Mục đích, yêu cầu - Nắm được: hoàn cảnh ra đời của kinh tế học tiểu tư sản, những đặc trưng, đại biểu điển hình của trường phái và quan điểm kinh tế cơ bản của kinh tế học tiểu tư sản. - Qua nội dung những tư tưởng kinh tế chủ yếu của trường phái để rút ra ý nghĩa nghiên cứu, vị trí lịch sử của kinh tế học tiểu tư sản. Nội dung chính - Hoàn cảnh ra đời và. | Chương 5 Học thuyết kinh tế tiểu tư sản CHƯƠNG V HỌC THUYẾT KINH TẾ TIÊU TƯ SẢN GIỚI THIỆU Mục đích yêu cầu - Nắm được hoàn cảnh ra đời của kinh tế học tiểu tư sản những đặc trưng đại biểu điển hình của trường phái và quan điểm kinh tế cơ bản của kinh tế học tiểu tư sản. - Qua nội dung những tư tưởng kinh tế chủ yếu của trường phái để rút ra ý nghĩa nghiên cứu vị trí lịch sử của kinh tế học tiểu tư sản. Nội dung chính - Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của kinh tế học tiểu tư sản. - Những nội dung cơ bản của học thuyết kinh tế chính trị tiểu tư sản Quan điểm kinh tế của Sismondi và quan điểm kinh tế của Proudon. - Ý nghĩa lịch sử các quan điểm của kinh tế chính trị tiểu tư sản Mặt tích cực và mặt hạn chế. NỘI DUNG . HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ ĐẶC ĐIỂM HỌC THUYẾT KINH TẾ TIỂU TƯ SẢN . Hoàn cảnh ra đời Cuối thế kỷ XVIII cách mạng công nghiệp ở các nước Tây Âu phát triển mạnh mẽ với các đặc điểm - Sản xuất bằng máy móc và chế độ công xưởng trở nên phổ biến thay thế cho sản xuất nhỏ thủ công. làm cho nền sản xuất nhỏ của nông dân và thợ thủ công bị đe doạ có nguy cơ bị phá huỷ toàn bộ nó làm mất đi địa vị độc lập của người sản xuất nhỏ biến đại bộ phận những người sản xuất nhỏ thành những người làm thuê. - Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đã làm bộc lộ những mâu thuẫn hạn chế của nó như thất nghiệp tình trạng tự phát vô chính phủ trong sản xuất kinh doanh sự phân hoá giai cấp sâu sắc . Điều này dẫn đến sự phê phán chủ nghĩa tư bản và đòi hỏi phải thay thế nó bằng xã hội khác. Do đó xuất hiện sự phản kháng về mặt tư tưởng của những người sản xuất nhỏ thợ thủ công làm xuất hiện một trào lưu tư tưởng kinh tế mới - Kinh tế học tiểu tư sản. 41 Chương 5 Học thuyết kinh tế tiểu tư sản . Đặc điểm học thuyết kinh tế tiểu tư sản Kinh tế chính trị tiểu tư sản là học thuyết kinh tế đứng trên lập trường của giai cấp tiểu tư sản để phê phán gay gắt chủ nghĩa tư bản phê phán nền sản xuất tư bản chủ nghĩa bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tiểu tư sản là sự phản kháng của giai cấp tiểu

TỪ KHÓA LIÊN QUAN