tailieunhanh - Bài giảng Kính thiên văn không gian Hubble HST

Năm 1990 kính thiên văn Không gian Hubble HST được tàu vũ trụ phóng lên quỹ đạo. Ðó là một kính thiên văn điều khiển từ mặt đât, nơi Viện Khoa học Không gian (Space Science Institute) tại Baltimore quan sát. | Kính thiên văn không gian Hubble HST Năm 1990 kính thiên văn Không gian Hubble HST được tàu vũ trụ phóng lên quỹ đạo. Đó là một kính thiên văn điều khiển từ mặt đât nơi Viện Khoa học Không gian Space Science Institute tại Baltimore quan sát. Nhờ ở ngoài tầng khí quyển trái đất nên kính thiên văn này chụp được hình ảnh rõ ràng tối đa vì không có một ảnh hưởng do sự dao động nào của tầng không khí mà những tia sáng phải đi xuyên qua như khi chúng tới những kính thiên văn đặt trên mặt đất. Kính Thiên văn Không gian Hubble là kính quang học bay trong quỹ đạo to nhất hiện nay. Với tấm gương phản chiếu đường kính 2 4 mét và được ở cao hơn tầng khí quyển cho phép nó chụp những hình rõ nét. Hệ thống quang học của nó đã được sửa chữa năm 1993. Các nhà thiên văn dùng HST để nghiên cứu khoa học ước lượng tuổi và thành phần cấu tạo của vũ trụ những thiên hà mà trước kia chưa từng biết tới sự hiển nhiên của các lỗ đen ở giữa các thiên hà sự tạo các vùng sao và sự hiểu biết hơn về quá trình vật lý trong vũ trụ chúng ta. Một kính thiên văn không gian cho thế hệ tiếp theo NGST Next Generation Space Telescope có thể sẽ được phóng lên khoảng năm 2007. BBT Vietsciences Tàu con thoi phóng kính thiên văn không gian Hubble năm 1990 Kính thiên văn Hubble Space Telescope HST Hubble HST ở độ cao 580 km so với mặt đất Hubble HST được sửa chữa Trích quyển Trinh Xuan Thuan un astrophysicien Phạm Văn Thiều dịch Spitzer đã có những đóng góp rất cơ bản cho lý thuyết về môi trường giữa các vì sao và về sự tiến hóa động của các đám sao cầu. Chính ông là cha đẻ của kính thiên văn không gian mang tên Hubble được tàu con thoi đưa lên quỹ đạo vào tháng 4 năm 1990. Ngay từ cuối những năm 1940 ông đã nêu ra ý tưởng đưa lên quỹ đạo bên trên bầu khí quyển của Trái Đất một kính thiên văn lớn có khả năng bắt được cả ánh sáng hồng ngoại nhìn thấy lẫn tử ngoại. Ý tưởng này được đề xuất sớm gần chục năm trước khi vệ tinh đầu tiên được phóng lên Vũ trụ vào năm 1957. Ban đầu không ai tin là điều đó có thể làm .