tailieunhanh - Tài liệu: Albert Einstein
Sự ra đi khỏi thành phố Prague của Einstein làm cho nhiều người xao động. Ai cũng muốn lưu giữ danh tiếng của nhà bác học cho địa phương của mình. | Albert Einstein Sự ra đi khỏi thành phố Prague của Einstein làm cho nhiều người xao động. Ai cũng muốn lưu giữ danh tiếng của nhà bác học cho địa phương của mình. Các báo chí cho rằng các bạn của ông đã ngược đãi Einstein và bắt ông xin đổi đi. Có người lại nói vì ông gốc Do Thái nhà cầm quyền không đối xử tử tế với ông khiến cho Einstein phải từ giã Prague. Đúng ra các điều kể trên trái với sự thực. Tại Prague Einstein cảm thấy dễ chịu và người dân nơi này với tính tình cởi mở đã làm cho ông quý mến họ. Tới cuối năm 1912 Albert Einstein trở thành Giáo Sư Thực Thụ của trường Bách Khoa Zurich và mang lại danh tiếng cho đại học này. Einstein làm việc không ngừng. Các lý thuyết mới về Toán của các nhà toán học Ý Đại Lợi Ricci và Levi-Civita đã làm cho Einstein chú ý đến. Ông cùng với Marcel Grossmann một người bạn cũ khảo cứu các phương pháp toán học mới ngõ hầu có thể dùng cho lý thuyết về Trọng Lực. Vào năm 1913 một hội nghị các nhà bác học Đức được tổ chức tại Vienna. Người ta mời Einstein tới trình bày lý thuyết về Trọng Lực của ông. Trong buổi thuyết trình này ai cũng phải sửng sốt về các ý tưởng mới mẻ quá kỳ dị của Einstein. Mọi người trông chờ ở ông một lý thuyết tổng quát tân kỳ. Berlin thủ đô của nước Đức dần dần trở nên Trung Tâm Chính Trị và Kinh Tế của châu Âu. Hơn nữa người Đức còn muốn thành phố này là nơi tập trung Khoa Học và Nghệ Thuật. Riêng về Khoa Học muốn cho bộ môn này phát triển cần phải có các viện khảo cứu và nhiều nhà bác học danh tiếng. Tại Hoa Kỳ ngoài các trường đại học ra còn có các viện khảo cứu được các nhà tư bản như Rockfeller Carnegie Guggenheim trợ giúp. Hoàng Đế Wilhelm II cũng muốn các công chình tương tự được thực hiện tại nước mình. Vì thế các kinh tế gia kỹ nghệ gia và các thương gia Đức cùng nhau góp công góp của vào việc thành lập Viện Kaiser Wilhelm Gesellschaft. Được tuyển làm nhân viên của Viện là một danh dự lớn lao lại được danh hiệu Viện Sĩ được mặc y phục lộng lẫy và đôi khi được tham dự các buổi yến tiệc với nhà vua.
đang nạp các trang xem trước