tailieunhanh - ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC MÔN TÂM LÝ HỌC - PHẠM THỊ HẠNH MAI - 2

Chủ đề khái quát về khoa học tâm lí (tâm lí học là một khoa học). – Tài liệu tham khảo và tài liệu học tập: a) Tài liệu tham khảo: 1. Phạm Minh Hạc (Chủ biên), Nguyễn Kế Hào, Nguyễn Quang Uẩn (1993), Tâm lí học (Sách dùng trong các trường Trung học Sư phạm), Nxb Giáo dục, Hà Nội (Chương 2: Hoạt động, giao lưu và sự hình thành phát triển tâm lí, ý thức) (Từ trang 22 đến trang 51). 2. Trần Trọng Thuỷ (Chủ biên), Nguyễn Quang Uẩn, Lê Ngọc Lan (1998), Tâm lí học (Giáo trình đào. | Điều kiện cần thiết để thực hiện chủ đề - Sinh viên đã học xong chủ đề 1 của tiểu mô đun Tâm lí học đại cương Chủ đề khái quát về khoa học tâm lí tâm lí học là một khoa học . - Tài liệu tham khảo và tài liệu học tập a Tài liệu tham khảo 1. Phạm Minh Hạc Chủ biên Nguyễn Kế Hào Nguyễn Quang Uẩn 1993 Tâm lí học Sách dùng trong các trường Trung học Sư phạm Nxb Giáo dục Hà Nội Chương 2 Hoạt động giao lưu và sự hình thành phát triển tâm lí ý thức Từ trang 22 đến trang 51 . 2. Trần Trọng Thuỷ Chủ biên Nguyễn Quang Uẩn Lê Ngọc Lan 1998 Tâm lí học Giáo trình đào tạo giáo viên Tiểu học hệ CĐSP và SP12 2 Nxb Giáo dục Hà Nội. Chương VI Tâm lí học hoạt động từ trang 5 đến trang 114 . Chương VII Chú ý điều kiện của hoạt động từ trang 115 - 129 . 3. Trần Trọng Thuỷ Chủ biên Ngô Công Hoàn Bùi Văn Huệ Lê Ngọc Lan 1993 Bài tập thực hành tâm lí học Nxb Giáo dục Hà Nội. b Các bài tập và câu hỏi của chủ đề 2 Các sơ đồ biểu đồ hệ thống hoá kiến thức sử dụng máy chiếu. Nội dung chủ đề 2 HOẠT ĐỘNG 1 PHÂN TÍCH KHÁI NIỆM HOẠT ĐỘNG CẤU TRÚC CỦA HOẠT ĐỘNG VÀ TÍM hIểU CÁC LOẠI HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG Cuộc sống của con người là một chuỗi những hoạt động giao lưu kế tiếp nhau đan xen vào nhau. Con người muốn sống muốn tồn tại phải hoạt động. Vậy hoạt động là gì Hoạt động có vai trò như thế nào đối với sự hình thành phát triển tâm lí . Khái niệm chung về hoạt động . Hoạt động là gì - Các ví dụ về hoạt động - Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về hoạt động Thông thường người ta coi hoạt động là sự tiêu hao năng lượng thần kinh và cơ bắp của con người khi tác động vào hiện thực khách quan nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình. 32 về phương diện triết học tâm lí học người ta quan niệm hoạt động là phương thức tồn tại của con người trong thế giới. Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người chủ thể và thế giới khách thể để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới cả về phía con người. Trong mối quan hệ đó có hai quá trình diễn ra đồng thời và bổ sung cho nhau thống nhất với

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.