tailieunhanh - Bắt đầu từ người thầy

Gần đây hơn các nhà tâm lý giáo dục đã đúc kết: Chúng ta nhớ 10% 20% 30% 50% 80% 90% Những gì ta Đọc Nghe Thấy Nghe và thấy (các phương tiện nghe nhìn) Nói (đối thoại với thầy, thảo luận nhóm.) Nói và làm điều chúng ta suy nghĩ (đóng kịch, sắm vai thực tập trong phòng thí nghiệm hay hiện trường để áp dụng điều đã học.) Như thế với phương tiện nghe nhìn, người học nhớ được 50% nội dung trình bày, thế cũng đã tốt. Nhưng nếu chính người học chủ động hành động như nói. | Bắt đầu từ người thầy Gần đây hơn các nhà tâm lý giáo dục đã đúc kết Chúng ta nhớ Những gì ta 10 Đọc 20 Nghe 30 Thấy 50 Nghe và thấy các phương tiện nghe nhìn 80 Nói đối thoại với thầy thảo luận nhóm. 90 Nói và làm điều chúng ta suy nghĩ đóng kịch sắm vai thực tập trong phòng thí nghiệm hay hiện trường để áp dụng điều đã học. Như thế với phương tiện nghe nhìn người học nhớ được 50 nội dung trình bày thế cũng đã tốt. Nhưng nếu chính người học chủ động hành động như nói hay làm thì hiệu quả còn cao hơn. Ví dụ phương pháp sắm vai có thể chỉ chiếm 15 phút mà gây được sự thức tỉnh nhớ đời. Thảo luận nhóm mô phỏng sắm vai. có thể được thực hiện mà không cần máy móc. Dự một lớp học ở Philippines cách đây vài năm tôi ngạc nhiên thấy ở một lớp cao học người ta ghi kết quả thảo luận trên những tờ giấy dầu vàng khè. Hỏi ra mới biết có sự cố tình dùng các phương tiện rẻ tiền để người học có thể ứng dụng khi trở về các địa phương nghèo mà không viện cớ thiếu phương tiện. Các nhà giáo dục nhắc rằng các phương tiện máy móc chỉ là trợ cụ. Người học vẫn thụ động tiếp thu nội dung từ trên xuống từ bên ngoài vào. Vẫn thiếu điều chính yếu là sự tự học bằng cách tham gia vào quá trình học tập. Do đó vấn đề cốt lõi của thay đổi phương pháp giáo dục là con người chứ không phải cái máy. Những khó khăn gặp phải từ phía người thầy Nếu chỉ cần nhập ồ ạt các trang thiết bị thì chỉ cần tiền. Cái khó xuất phát từ sự thay đổi của người thầy. Nếu thầy là sản phẩm của giáo dục từ chương thì khó biến kiến thức thu nhận được thành của riêng mình một thứ kiến thức được thử thách từ thực tế cuộc sống mà mình có thể xào qua nấu lại để ứng dụng trong những hoàn cảnh khác nhau. Kiến thức ấy vừa sâu vừa rộng để có thể theo dõi những tranh luận của người học mà không sợ họ kéo mình ra ngoài đề lại tự tin đủ để tổng hợp tóm lược được những gì được phát biểu một cách lộn xộn trong lớp học. Kiến thức ấy vững chắc đủ để ta có thể sáng tạo trong phương pháp truyền đạt từ tình hình cụ thể của lớp học. Ví dụ thay

TỪ KHÓA LIÊN QUAN