tailieunhanh - Để được điểm cao môn Văn

1. Có một trí nhớ loại xịn Đối với câu hỏi lý thuyết, không cần phải nhớ đúng và chính xác từng ly từng chữ hoặc từng con số như các công thức Toán học, bạn chỉ cần nắm những ý chính về phong cách nghệ thuật, ý nghĩa và nội dung tác phẩm. Riêng phần tiểu sử các tác giả, bạn cần nhớ chính xác quê quán, năm sinh năm mất một cách chính xác và tránh lầm lẫn tác giả này với tác giả khác. Đối với phần tập làm văn, khi trích dẫn thơ và dẫn chứng,. | Để được điểm cao môn Văn 1. Có một trí nhớ loại xịn Đối với câu hỏi lý thuyết không cần phải nhớ đúng và chính xác từng ly từng chữ hoặc từng con số như các công thức Toán học bạn chỉ cần nắm những ý chính về phong cách nghệ thuật ý nghĩa và nội dung tác phẩm. Riêng phần tiểu sử các tác giả bạn cần nhớ chính xác quê quán năm sinh năm mất một cách chính xác và tránh lầm lẫn tác giả này với tác giả khác. Đối với phần tập làm văn khi trích dẫn thơ và dẫn chứng bạn không được phép sáng tạo thêm những câu chữ khác vào đó. Từng câu từng chữ đều phải chính xác. Do đó khi phân tích truyện ngắn bạn phải chắc chắn mình đã thuộc nằm lòng tất cả các dẫn chứng trong bài. 2. Trình bày sạch sẽ dễ nhìn Một bài văn được viết và trình bày sạch sẽ dễ gây cảm tình với người chấm hơn. Ngay cả khi chữ viết của bạn không được đẹp cho lắm thì bạn cũng nên chú ý đến cách trình bày khi viết sai đừng lấy bút mà tô đen thùi lùi vào đấy sẽ mĩ quan bài viết của bạn chỉ cần gạch một gạch ngang qua thôi là được rồi. 3. Tránh phân tích lạc đề Đây là một lỗi mà thí sinh hay mắc phải khi đọc không kỹ đề. Thông thường chúng ta thường nhầm lẫn giữa phân tích tác phẩm với phân tích nhân vật giữa phân tích phong cách nghệ thuật và phân tích toàn bài thơ. Chẳng hạn nếu đề văn là Hãy phân tích vẻ đẹp của Nguyệt trong MTCR thì bạn chỉ nên xoáy vào phân tích nhân vật Nguyệt từ vẻ đẹp bên ngoài đến vẻ đẹp trong tâm hồn và ý chí chiến đấu mạnh mẽ của nhân vật này đừng nói lan man qua các nhân vật khác quá nhiều người chấm sẽ có cảm giác bạn đang phân tích một tác phẩm vì bạn mổ xẻ tất cả các nhân vật xuất hiện trong truyện. 4. Đừng ngại sáng tạo Sự sáng tạo trong các bài làm văn luôn được thầy cô đánh giá và cho điểm cao. Sáng tạo là phát hiện sâu hơn mới hơn soi sáng thêm chủ đề của tác phẩm. Nhưng những phát hiện ấy phải có cơ sở lập luận chặt chẽ chứ không phải là tùy tiện phát biểu những cảm xúc của mình. Một bài văn có thể sáng tạo ở nhiều khía cạnh sáng tạo về ý tưởng cảm nhận phát hiện ngôn từ.