tailieunhanh - Tài liệu nghiên cứu quần xã thực vật phần 7

. Phương pháp hầm Phương pháp này dùng để nghiên cứu từng cá thể hay từng phần của quần xã cho cả cây trồng và tự nhiên. . Chuẩn bị hầm (tăng xê) Hầm để nghiên cứu phần dưới đất của thực vật hay mảng thực vật quần xã có dạng một cái hào bình thường. | . Phương pháp hầm Phương pháp này dùng để nghiên cứu từng cá thể hay từng phần của quần xã cho cả cây trồng và tự nhiên. . Chuẩn bị hầm tăng xê Hầm để nghiên cứu phần dưới đất của thực vật hay mảng thực vật quần xã có dạng một cái hào bình thường. Nó thường có dạng hình chữ nhật có vách dựng đứng. Một góc của hầm phải bắt đầu từ gốc cây kéo dài gần hết phạm vi phân bố rễ chiều rộng tuỳ theo vách đối diện không cần phải dựng đứng. Đất đào lên đổ về phía đối diện thành quan sát. Độ sâu của hầm thường đạt bằng độ sâu đi vào của rễ mà ta cần quan sát thường là đạt đến mực nước ngầm hay tầng đất đá cứng thông thường sâu 2m. Chiều dài hầm như trên đã nói thông thường dài 1 5 - 2m đôi khi dài vài mét. Chiều rộng khoảng 80 - 100cm. . Chuẩn bị thuộc về phần thực vật Với sự trợ giúp phương pháp hầm chúng ta có thể nghiên cứu những đặc điểm hình thái chỉ một phần nào đó của phần dưới đất hay quần xã cụ thể là phần rễ phân bố trên bề mặt vách hầm. Vì vậy vách hầm phải thẳng phẳng. Còn tìm hiểu sâu hơn theo chiều ngang là không thể được. Nhưng để hiểu tốt hơn sự phân bố của rễ người nghiên cứu nên khoét sâu vào vách hầm với sự trợ giúp của các loại kim panh. một cách rất thận trọng để gỡ nhẹ đất làm lộ rễ ra nhiều hơn sâu hơn trong một số trường hợp có thể dùng nước để trợ giúp. Nếu những công việc chuẩn bị này cho thấy hầm nghiên cứu không đáp ứng những yêu cầu đặt ra cần phải bỏ lại và làm hầm khác. Vì vậy trong nghiên cứu phần dưới đất không nên đào đến tận cùng ngay mà nên chia ra nhiều bước nếu không đáp ứng khi bỏ đỡ tốn kém sức lực. . Nghiên cứu các cơ quan dưới đất của từng cá thể của cây thảo nửa bụi và cây bụi Những điểm cần chú ý khi nghiên cứu phần dưới đất Theo Salứt 1950 1. Vùng phân bố độ sâu tầng đất của thân rễ thân củ thân hành và các cơ quan khác đảm nhận chức năng sinh sản sinh dưỡng hoặc là cơ quan dự trữ các chất nước. Đặc điểm phân bố của các cơ quan này. Ranh giới phía trên và dưới vùng phân bố của nó. 2. Sự phân bố của rễ theo

TỪ KHÓA LIÊN QUAN