tailieunhanh - Mông Sơn Thí Thực Khoa Nghi - Nguyễn Văn Thoa Phần 1

Theo Phật giáo Trung Quốc thì đàn Mông sơn được thực hiện lần đầu tiên sau khi ngài Tam Tạng pháp sư Đường Huyền Trang từ Ấn Độ trở về. Tuy nhiên, tên gọi đàn Mông Sơn lại phát tích sau đó và gắn với một địa danh tu hành của ngài Bất Khinh Tam Tạng - Mông Sơn , Tứ Xuyên, Trung Quốc. | Hòa thượng BÍCH LIÊN 1876 - 1950 MÔNG SƠN THÍ THựC KHOA NGHI HÃN VÃN - DIỄN NÔM - PHIÊN ÂM - CHÚ GIẢI Biên soạn NGUYEN VÃN THOA GIẢNG VIÊN HÃN NÔM Hiệu đính NGUYEN MINH TIEN NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO LỜI NÓI ĐẨU jf ắt nguồn sâu xa từ kinh Cứu Bạt Diệm Khẩu JỈỈi-Đà-ỉa-ni do đại sư Bất Không phiên dịch và truyền bá ở Trung Quốc vào đời Đường phép cúng thí thực có mục đích đem tình thương bao la cứu độ loài ngạ quỷ lang thang khổ sở giữa chôn u minh. Sang đời Tông đại sư Bất Động tham cứu thêm các kinh điển Mật tông khác diễn dịch thành phép Tiểu thí thực. Vì đại sư tu tập ở núi Mông Sơn nay thuộc huyện Danh Sơn tĩnh Tứ Xuyên nên phép này được gọi là Tiểu Mông Sơn và được thực hành hằng ngày như một khoa nghi thiết yếu của Mật tông. Qua các đời Nguyên Minh khoa nghi này dần biến đổi pha trộn với nghi thức của các tông phái khác chen thêm phần văn thí thực triệu thỉnh vào phần trì chú biến thực siêu độ thể hiện trọn vẹn lòng từ bi vô lượng của Phật giáo nhằm cứu độ mọi chúng sinh còn trôi nổi lạc loài trong Ba đường dữ. Khoa nghi này truyền sang nước ta đã lâu đời thường được gọi là nghi thức đăng đàn chẩn tế do các cao tăng làm sám chủ. Hiện còn thấy 2 bản bằng chữ Hán in đời Khải Định một bản tàng trữ ở chùa Báo Quốc Huế và một bản có phần diễn Nôm của Hòa thượng Bích Liên in năm 1922 tại chùa Vĩnh Khánh Bình Định . Bản thứ hai có nội dung phong phú hơn bản đầu. Bản đầu đã được phiên dịch và phát hành tuy nhiên vẫn còn đôi chỗ sai sót. Bản sau chưa được phiên âm công bôi 5 MÔNG SƠN THÍ THựC KHOA NGHI Hòa thượng Bích Liên là một vị cao tăng uyên thâm Nho học có công lớn trong phong trào chấn hưng Phật giáo nước nhà vào đầu thế kỷ 20. Ngài đã đem hết đạo tâm văn tài diễn Nôm nguyên tác văn từ lưu loát điêu luyện dễ dàng tán tụng khi hành lễ. Bản này có giá trị cao xứng đáng được xếp vào các tác phẩm văn học Nôm của Phật giáo nước nhà mà số lượng còn quá ít ỏi như Quan Âm Thị Kính Phật Bà Chùa Hương . Do đó không ngại khó khăn chúng tôi đã cố gắng phiên âm giải nghĩa chỗ