tailieunhanh - Thực trạng vụ tranh chấp liên quan đến chủ thể ký kết hợp đồng trong một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc

Ngày 20 tháng 3 năm 2000, Nguyên đơn (Người mua Việt Nam) do ông Phó giám đốc làm đại diện đã ký với Bị đơn (Người bán Hàn Quốc) hợp đồng số KRE-VN 05-2000 để mua hai loại vải “Polyhide PVC Casting Leather” với tổng trị giá hợp đồng là USD. Vào giữa tháng 5 năm 2000, Nguyên đơn nhận được hàng. Tuy nhiên, khi kiểm tra chất lượng loại vải PVC, Nguyên đơn phát hiện hàng không đạt chất lượng giống như mẫu Bị đơn cung cấp cho Nguyên đơn khi ký hợp đồng. Do Bị đơn không chấp nhận mình giao hàng kém phẩm. | Từ vụ việc này chúng ta có thể thấy rằng một khi người tham gia ký kết không đủ năng lực pháp lý và năng lực hành vi thì hợp đồng sau khi được ký kết sẽ không có giá trị pháp lý. Điều quan trọng là khi ký hợp đồng với bên đại lý hoặc bên được ủy quyền của một thương nhân, phải xem họ làm đại lý hoặc thay mặt ai, có giấy ủy quyền không và ai là người trực tiếp hưởng quyền và gánh vác nghĩa vụ hợp đồng để đề phòng những khiếu nại và kiện tụng về sau. Mặc dù vậy, trong thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, việc xác định năng lực pháp luật của các bên nước ngoài trong hợp đồng được ký kết giữa họ với thương nhân Việt Nam trong nhiều trường hợp là điều hoàn toàn không dễ dàng. Do vậy, để tránh rủi ro, doanh nghiệp việt Nam nên chọn phương thức thanh toán và giao hàng phù hợp. Ví dụ như chọn phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ trong hợp đồng nhập khẩu hàng hóa để ràng buộc trách nhiệm thực hiện hợp đồng của người bán nhiều nhất có thể, còn khi xuất khẩu nên chọn điều kiện giao hàng FOB để rủi ro sớm chuyển sang người mua.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN