tailieunhanh - Một Số Vấn Đề Cần Biết Trong Kỹ Thuật Nuôi Ghép Cá Nước Ngọ

t I/ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁC LOÀI CÁ NUÔI * Cá trắm cỏ: - Cá sống ở tầng giữa. - Thức ăn chính là cỏ thân mềm, rong, bèo, lá cây xanh không có vị đắng, không độc. Cá trắm cũng ăn các loài bột ngô, khoai sắn, cám gạo. - Cá nuôi 10 – 12 tháng đạt trọng lượng từ 0,8 – 1,5kg/con * Cá mè trắng : - Cá sống tầng mặt và tầng giữa. - Cá ăn tảo là chính (màu xanh nước). Ngoài ra cá mè trắng còn ăn các loại bột mịn như:. | Một Số Vấn Đề Cần Biết Trong Kỹ Thuật Nuôi Ghép Cá Nước Ngọt I MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁC LOÀI CÁ NUÔI Cá trắm cỏ - Cá sống ở tầng giữa. - Thức ăn chính là cỏ thân mềm rong bèo lá cây xanh không có vị đắng không độc. Cá trắm cũng ăn các loài bột ngô khoai sắn cám gạo. - Cá nuôi 10 - 12 tháng đạt trọng lượng từ 0 8 - 1 5kg con Cá mè trắng - Cá sống tầng mặt và tầng giữa. - Cá ăn tảo là chính màu xanh nước . Ngoài ra cá mè trắng còn ăn các loại bột mịn như Bột bắp bột mì cám gạo. - Cá mè trắng thường nuôi ghép với các loài các khác trong ao. - Nuôi từ 10 - 12 tháng cá có thể đạt trọng lượng từ 0 5 -1 kg Cá chép - Sống ở tầng đáy ăn động vật đáy là chính. Tuy nhiên cá có thể ăn các loại hạt như ngô đậu thóc nấu chín. - Cá nuôi 01 năm đạt 0 3 - 0 5kg con Cá mè vinh - Cá ăn tạp nhưng thiên về các loại thức ăn xanh như rau bèo cỏ non. Cá nuôi 01 năm đạt trọng lượng từ 0 2 - 0 5kg con. Cá trôi - Cá sống ở tầng giữa ăn mùn bã hữu cơ là chính. Cá có thể ăn cả bèo tấm bèo dâu rau muống non và các loại tinh bột. - Cá nuôi sau 10-12 tháng có thể đạt được trọng lượng từ 0 5 - 1kg con. Cá rô phi - Sống ở các tầng nước là loài ăn tạp. Thức ăn chủ yếu là bùn bã hữu cơ các loại phân. Cá cũng ăn bèo tấm bèo dâu và tinh bột các loại. - Nuôi 01 năm có thể đạt 0 5 - 0 7kh con. Cá chim trắng - Cá chim trắng ăn tạp như thức ăn động vật thức ăn thực vật bột bắp gạo hoặc thức ăn chế biến. - Cá nuôi 08 tháng có thể đạt từ 0 8 -1 3kg con. II QUY TRÌNH NUÔI 1. Chọn địa điểm xây dựng ao nuôi - Chọn địa điểm xây dựng ao nuôi phải thuận lợi trong việc đi lại nhưng nên chọn địa điểm xây dựng ao nuôi ở gần nhà để tiện chăm sóc và bảo vệ. - Việc cấp thoát nước cho ao nuôi phải chủ động. - Diện tích Tuỳ thuộc vào điều kiện diện tích đất mặt nước để xây dựng hình dạng ao nuôi. Thông thường nên thiết kế ao nuôi có diện tích từ 500 m2 trở lên và có độ sâu 1 2 m đảm bảo nguyên tắc ao càng to nước càng sâu nuôi càng tốt . - Cống lấy nước và thoát nước riêng biệt nằm ở hai bờ đối diện nhau. - Đáy ao .