tailieunhanh - Kịch nói Việt Nam: ngoại sinh và nội sinh

Kịch nói vào Việt Nam những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XX như là kết quả của quá trình tiếp nhận ảnh hưởng trực tiếp từ nền sân khấu Pháp. Vấn đề đặt ra không phải là thừa nhận tính hiển nhiên này mà là phân tích sự du nhập ấy diễn ra trên thực tế như thế nào, đồng thời rút ra những kinh nghiệm của bộ môn nghệ thuật có nguồn gốc ngoại lai đã biến cải, cấu trúc lại ra sao trong điều kiện cụ thể của môi trường mới. Những bài học ấy phải. | Kịch nói Việt Nam ngoại sinh và nội sinh Kịch nói vào Việt Nam những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XX như là kết quả của quá trình tiếp nhận ảnh hưởng trực tiếp từ nền sân khấu Pháp. Vấn đề đặt ra không phải là thừa nhận tính hiển nhiên này mà là phân tích sự du nhập ấy diễn ra trên thực tế như thế nào đồng thời rút ra những kinh nghiệm của bộ môn nghệ thuật có nguồn gốc ngoại lai đã biến cải cấu trúc lại ra sao trong điều kiện cụ thể của môi trường mới. Những bài học ấy phải chăng thật hữu ích vì chúng ta một lần nữa cũng đang bước vào cuộc hội nhập văn hóa toàn diện và sâu sắc với thế giới hiện đại không phải thụ động như hồi đầu thế kỷ XX mà mang tính chủ động xuất phát từ chiến lược văn hóa lâu dài. Đến đầu thế kỷ XX nước ta vẫn chỉ tồn tại và phổ biến những bộ môn sân khấu ở dạng thức kịch hát với những biến thể khác nhau. Tuồng và chèo thích hợp với kiểu tổ chức xã hội tiểu nông tự cung tự cấp mà nhịp sống nhìn chung tĩnh lặng chậm rãi ít xáo trộn. Xã hội này chưa hề biết đến kịch nói với tư cách một loại hình nghệ thuật nhận thức và tái hiện thực tại trong quá trình vận động chuyển biến của nó. Trong khi đó ở phương Tây kịch nói với bề dày lịch sử hơn hai ngàn năm đã là một bộ môn sân khấu hoàn chỉnh vừa cổ xưa lại vừa trẻ trung vì thường xuyên năng động đổi mới đáp ứng yêu cầu của thời đại của hoàn cảnh không gian cụ thể và trên chừng mực nhất định còn mang tính quốc tế. Mặc dù nước Pháp không phải xứ sở khai sinh ra kịch nhưng tại đây kịch đã nhiều lần đạt tới độ phồn thịnh sản sinh ra những trường phái tác gia tác phẩm mẫu mực chiếu tỏa ảnh hưởng rộng khắp do thế luôn giữ vị trí quan trọng trong bức tranh toàn cảnh của lịch sử sân khấu nhân loại. Chẳng hạn sân khấu cổ điển ở thế kỷ XVII hình thức chính kịch thị dân Drame bourgeois thế kỷ XVIII thể Mélodrame và kịch lãng mạn Drame romantique đầu thế kỷ XIX dòng kịch tự nhiên chủ nghĩa và vai trò mở đầu nghề đạo diễn của Antoine người sáng lập théâtre libre sân khấu tự do người thầy của nghệ thuật dàn dựng và

TỪ KHÓA LIÊN QUAN