tailieunhanh - Tiểu luận: Mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước trong hệ thống chính trị thời kỳ đổi mới
Một yêu cầu khách quan, bức xúc đó chính là vấn đề đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay, bao gồm việc đổi mới và hoàn thiện trước hết quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội. Đó là nội dung chủ yếu và căn bản của đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta và là vấn đề có tầm quan trọng chiến lược. Trong hệ thống chính trị nước ta hiện nay, mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước đã và đang giữ vai trò chủ đạo. Thực chất mối quan. | Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và những chủ trương công tác, lãnh đạo Nhà nước thể chế hóa thành Hiến pháp, pháp luật, chính sách và quản lý, điều hành mọi mặt đời sống xã hội. Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng đường lối, nghị quyết, bằng công tác tổ chức cán bộ và kiểm tra việc Nhà nước thực hiện chấp hành đường lối, nghị quyết, thông qua tổ chức Đảng trong các cơ quan Nhà nước và thông qua các cơ quan chuyên trách của hệ thống Đảng. Mục tiêu lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước là phát huy vai trò của Nhà nước trong việc thể chế hoá, tổ chức thực hiện có hiệu quả những quan điểm chỉ đạo của Đảng đối với sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại. Mục tiêu quản lý của Nhà nước là biến toàn bộ quan điểm chỉ đạo của Đảng trên các phương diện tương ứng nói trên trở thành hiện thực. Đảng không trực tiếp giải quyết các công việc của Nhà nước. Nhà nước bằng quyền lực của mình có nhiệm vụ “bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân, nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân, xây dựng đất nước giàu mạnh, thực hiện công bằng xã hội, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”.
đang nạp các trang xem trước