tailieunhanh - CHƯƠNG 8 - PHƯƠNG PHÁP HẤP THU PHÂN TỬ UV – VIS

Đầu thế kỷ 19, hầu hết phân tích hoá học định lượng đều sử dụng phương pháp trọng lượng (gravimetry method) hoặc phương pháp chuẩn độ (titrimetry method). Với những phương pháp này đều đạt được độ đúng (accuracy) cao, nhưng khó có thể xác định được những thành phần hợp chất có nồng độ thấp trong nước. Trong suốt thời gian này nhiều nghiên cứu được bắt đầu để mở rộng khả năng phân tích định lượng đặc biệt các các yếu tố vết trong môi trường. . | CHƯƠNG 8 PHƯƠNG PHÁP HẤP THU PHÂN TỬ UV - VIS Tổng quan Đầu thế kỷ 19 hầu hết phân tích hoá học định lượng đều sử dụng phương pháp trọng lượng gravimetry method hoặc phương pháp chuẩn độ titrimetry method . Với những phương pháp này đều đạt được độ đúng accuracy cao nhưng khó có thể xác định được những thành phần hợp chất có nồng độ thấp trong nước. Trong suốt thời gian này nhiều nghiên cứu được bắt đầu để mở rộng khả năng phân tích định lượng đặc biệt các các yếu tố vết trong môi trường. Một trong số những phát minh đó là phương pháp so màu quang phổ. Phương pháp so màu đầu tiên là phương pháp Nessler phân tích hàm lượng ammonia trong nước vào năm 1856. Nessler khám phá ra rằng khi thêm HgI2 và KI vào trong môi trường có chưa NH4 sẽ tạo thành dung dịch màu từ màu vàng đến màu nâu đỏ tuỳ theo nồng độ của NH4 . Màu của mẫu sẽ được so sánh với màu của mẫu chuẩn để xác đinh nồng độ tương ứng trong mẫu. Cho đến ngày nay phương pháp này đã được nghiên cứu bổ sung để phân tích nước mặt và nước thải trong Standard Methods. Cuối thế kỷ 19 một số phương pháp mới bắt đầu được khám phá như phương pháp hấp thu phát xạ tán xạ tia cực tím điện từ hồng ngoại phát xạ. Thế kỷ 20 là giai đoạn phát triển của tia X microwave và sóng radio các hạt năng lượng bao gồm hạt electron và ion. Lịch sử nghiên cứu quang phổ học Quang phổ học là một môn học chính yếu trong thiên văn học nó đã được ứng dụng thành công để nghiên cứu về khí quyển trong hành tinh chúng ta. Cách đây 200 năm Joseph von Fraunhofer 1787-1826 lần đầu tiên sản xuất loại máy đo quang phổ mà tính năng không có gì sánh kịp lúc bấy giờ. Ông ấy đã khám phá ra rất nhiều các đường tối trong quang phổ của ánh sáng mặt trời. Ông ấy có thể xác định chính xác độ dài bước sóng của nhiều Fraunhofer lines vạch và thuật ngữ này ngày nay vẫn được dùng. Tuy nhiên trong thời gian này ông ấy không hiểu được những cơ sở vật lý và ý nghĩa về những vấn đề mà ông ấy khám phá ra. Hình . Thiết bị Spektralapparat thiết kế bởi Kirchhoff

TỪ KHÓA LIÊN QUAN