tailieunhanh - Phần 6: PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH TRÊN THỎ
Tham khảo tài liệu 'phần 6: phòng và điều trị một số bệnh trên thỏ', nông - lâm - ngư, nông nghiệp phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Phần 6 PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH TRÊN THỎ I. NGUYÊN TẮC CHUNG Thỏ là loại gia súc yếu rất nhạy cảm với ngoại cảnh sức đề kháng của cơ thể kém dễ nhiễm các mầm bệnh và phát triển thành dịch bệnh do các yếu tố của môi trường ngoại cảnh gây nên. Khi mắc bệnh thỏ dễ chết có khi chết hàng loạt gây thiệt hại lớn về kinh tế. Cho nên phải nuôi thỏ đúng yêu cầu kỹ thuật chú ý nhất là khâu vệ sinh phòng bệnh và chăm sóc nuôi dưỡng. Thông thường một căn bệnh chỉ xảy ra khi hội đủ 3 yếu tố - Xuất hiện mầm bệnh - Điều kiện vệ sinh môi trường kém - Sức đề của gia súc giảm Do đó với phương châm phòng bệnh là chính thực hiện tốt nguyên tắc 3 sạch ăn sạch ở sạch uống sạch đảm bảo môi trường chăn nuôi sạch sẽ. Đặc biệt khi thời tiết hoặc môi trường sống thay đổi cần phải vệ sinh chăm sóc nuôi dưỡng thật tốt có thể bổ sung vitamin cho thỏ từ 3-5 ngày để tăng sức đề kháng và chống stress. Phòng bệnh tích cực bằng cách sử dụng vaccin thuốc kháng sinh để ngăn chặn sự xuất hiện và phát tán mầm bệnh. Thường xuyên theo dõi đàn thỏ để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. II. CÁC BỆNH THƯỜNG XẢY RA TRÊN THỎ 1. Bệnh sình bụng tiêu chảy Thỏ là nhóm vật nuôi nhạy cảm với các loại vi sinh vật vì vậy cần thận trọng trong vấn đề ăn uống của thỏ. - Nguyên nhân Bệnh xảy ra do thỏ ăn phải thức ăn bị ôi thiu ẩm mốc hoặc do thay đổi thức ăn đột ngột làm rối loạn tiêu hóa. Các loại thức ăn thô xanh có chứa quá nhiều nước cũng có thể làm thỏ bị tiêu chảy. Bệnh thường xảy ra trên thỏ trưởng thành và thỏ giai đoạn sau cai sữa. - Triệu chứng Thỏ bị chướng hơi bụng phình to không yên tĩnh khó thở chảy nước dãi ướt lông quanh 2 mép. Xuất hiện triệu chứng tiêu chảy phân chuyển nhanh từ hơi sệt sang lỏng như nước màu đen rất hôi thối. Thỏ có thể chết nhanh do mất nước và ngạt thở. - Điều trị Ngưng ngay các loại thức ăn nước uống và những yếu tố gây mất vệ sinh. Có thể sử dụng Streptomycin pha loãng cho uống 2 - 4 lần ngày kết hợp với việc sử dụng nước chiết xuất từ các loại lá có chất chát như búp ổi búp .
đang nạp các trang xem trước