tailieunhanh - Tiên Lượng Nguy Cơ Gãy Xương Qua Internet

Gãy xương là hậu quả nghiêm trọng nhất của hội chứng loãng xương hay xốp xương. Trong vài năm gần đây, giới chuyên môn đã nhận thức rằng đơn thuần dựa vào đo lường mật độ xương (bone mineral density – BMD) để chẩn đoán loãng xương có nhiều thiếu sót, vì hơn 50% phụ nữ gãy xương không có BMD thấp | Tiên Lượng Nguy Cơ Gãy Xương Qua Internet Ngo Manh Tran . 19 02 2009 Gãy xương là hậu quả nghiêm trọng nhất của hội chứng loãng xương hay xốp xương. Trong vài năm gần đây giới chuyên môn đã nhận thức rằng đơn thuần dựa vào đo lường mật độ xương bone mineral density - BMD để chẩn đoán loãng xương có nhiều thiếu sót vì hơn 50 phụ nữ gãy xương không có BMD thấp. Nguy cơ gãy xương chịu sự tác động của nhiều yếu tố nguy cơ như cao tuổi giảm trọng lượng cơ thể tiền sử gãy xương tiền sử té ngã và một số yếu tố nguy cơ khác như xử dụng thuốc có tác hại đến chu trình chuyển hóa của xương. Do đó một định hướng mới trong ngành loãng xương là phát triển các mô hình tiên lượng prognostic model nhằm giúp cho việc nhận dạng cá nhân có nguy cơ gãy xương cao và giúp cho việc quản lý bệnh trạng tốt hơn. Một trong những nhóm nghiên cứu đi tiên phong trong lĩnh vực này là nhóm nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Y khoa Garvan Úc châu dưới sự lãnh đạo của Gs Nguyễn Văn Tuấn. Năm 2007 và 2008 Tiến sĩ Nguyễn Đình Nguyên và Gs Tuấn công bố hai mô hình tiên lượng gãy xương trên tập san Osteoporosis International. Mô hình tiên lượng của Gs Tuấn đã được thử nghiệm ở các quần thể Úc Canada New Zealand . và kết quả rất tốt. Mô hình này đã được phát triển thành một website để giúp cho đồng nghiệp toàn cầu truy cập và xử dụng. Website ở đại chỉ . Mô hình tiên lượng xử dụng 4 yếu tố độ tuổi chỉ số T BMD tiền sử gãy xương và tiền sử té ngã. Nếu không có BMD thì có thể thay BMD bằng trọng lượng cơ thể. Bạn có thể tự mình thử bằng cách Ghi tên cho biết là phái nam hay nữ độ tuổi cho biết từ 50 tuổi tới bây giờ có bị gãy xương có bao giờ bị té ngã trong vòng 12 tháng vừa qua có từng đo BMD và cung cấp chỉ số T T-score dùng phương pháp đo bằng máy GE Lunar hay Hologic . Thử ước lượng độ gẫy xương cho 2 trường hợp điển hình 1 Người thứ nhất tự ước lượng độ gẫy xương của mình là một ông già 73 tuổi chưa bao giờ bị gãy xương từ 50 tuổi tới bây giờ