tailieunhanh - Giáo trình: Lịch sử tư tưởng Việt Nam - ThS. Hoàng Ngọc Vĩnh

Giáo trình: Lịch sử tư tưởng Việt Nam giới thiệu về tư tưởng Việt Nam qua các thời kì lịch sử từ thời tiền sử, thời kì đầu dựng nước, qua các thời kì đâu tranh chống giặc ngoại xâm đến thời điểm hiện tại. Trong đó chương kết có khái quát về những đặc trưng của lịch sử tư tưởng Việt Nam khi có sự du nhập của chủ nghĩa Mác - Lênin, đặc trưng tư tưởng Việt nam sau năm 1930. Mời bạn đọc tham khảo. | Lý luận về chiến lược và sách lược chiến thắng quân thù thể hiện ở những điểm sau: Phải coi trọng sức mạnh của cộng đồng “vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục, cả nước góp sức giặc ắt bị bắt” (Trần Quốc Tuấn), “thiết quân rượu hòa nước, dưới trên đều một dạ cha con” (Nguyễn Trãi); Phải coi trọng vai trò của dân “chở thuyền là dân mà lật thuyền cũng là dân” (Nguyễn Trãi); Phải có trách nhiệm đối với dân, chăm dân và dưỡng sức dân “khoan thư sức dân làm kế sâu gốc bền rễ, đó là thượng sách giữ nước” (Trần Quốc Tuấn). Phương pháp luận trong công cuộc dựng nước và giữ nước, người Việt thường căn cứ vào thời và ý dân, lấy ít địch nhiều, lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí dân thay cường bạo. Đánh giặc giữ nước trước hết là vì lợi ích của muôn dân. Vì thế mà Thạch Sanh không dung binh khí mà dùng tiếng đàn nhân nghĩa để lui quân thù; Nguyễn Trãi trong thế chẻ tre vẫn “sáu lần lăn mình vào miệng hổ quyết nghị hòa để dân hai nước khỏi vạ can qua”; Hồ Chí Minh trong cả hai cuộc kháng chiến vẫn luôn viết thư kêu gọi hòa bình đề nghị các bên ngồi vào bàn thương lượng để giải quyết chiến tranh.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.