tailieunhanh - Trẻ bị tăng huyết áp do béo phì

Trẻ bị tăng huyết áp nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn tới các di chứng nguy hiểm như liệt nửa người, mù, xuất huyết võng mạc, thần kinh từ trước đến nay tăng huyết áp vẫn được coi là căn bệnh của ở người già, song thực tế, trẻ bị tăng huyết áp đang ngày càng nhiều do tình trạng trẻ béo phì gia tăng. | TRẺ BỊ TĂNG HUYẾT ÁP DO BÉO PHÌ Trẻ bị tăng huyết áp nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn tới các di chứng nguy hiểm như liệt nửa người mù xuất huyết võng mạc thần kinh. Bác sĩ Đặng Trung Thành Trưởng khoa Khám bệnh BV Tim Hà Nội cho biết từ trước đến nay tăng huyết áp vẫn được coi là căn bệnh của ở người già hiếm khi gặp ở trẻ nhỏ nên ít khi bác sĩ nghĩ trẻ bị tăng huyết áp ngay cả khi có các triệu chứng của bệnh. Song thực tế trẻ bị tăng huyết áp đang ngày càng nhiều do tình trạng trẻ béo phì gia tăng. 5-10 trẻ béo phì có kèm tăng huyết áp Cháu Nguyễn Hoàng Nhật 10 tuổi Thanh Xuân Hà Nội nặng 50 kg thường xuyên bị lên cơn co giật nôn mửa ai cũng nói cháu bị bệnh động kinh. Nhưng trong một lần cấp cứu do cháu lên cơn co giật bác sĩ đo huyết áp và phát hiện huyết áp của cháu lên tới 160 140 mmHg có lúc là 200 150 mmHg nên mới biết chính xác Nhật bị tăng huyết áp do béo phì. Theo bác sĩ Đặng Trung Thành ở các TP lớn nhiều khảo sát gần đây cho thấy có khoảng 5 - 10 số trẻ béo phì có kèm tăng huyết áp. Tại BV Tim Hà Nội mỗi tháng tiếp nhận khoảng 10 - 15 bệnh nhi tới khám điều trị. Đa số bệnh nhi tới khám vì một bệnh lý khác như nghi ngờ u não tim mạch. nhưng cuối cùng nguyên nhân lại là do tăng huyết áp chủ yếu trẻ trên 10 tuổi . Đặc biệt có không ít trường hợp tăng huyết áp nặng thường có tổn thương các cơ quan khác như xuất huyết võng mạc bệnh não do tăng huyết áp suy tim phù phổi suy thận và tiểu đạm có nguy cơ đe dọa tính mạng nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời. Theo các chuyên gia để biết được trẻ có bị tăng huyết áp hay không cách tốt nhất là đưa trẻ đi đo huyết áp định kỳ. Việc chẩn đoán huyết áp ở trẻ khá phức tạp vì huyết áp thay đổi tuỳ theo giới tính độ tuổi chiều cao nên phải đo ít nhất ba lần mới xác định chính xác. Trẻ nhỏ rất thường gặp tăng huyết áp thứ phát chiếm 90 chủ yếu là hậu quả của bệnh thận. Tăng huyết áp nguyên phát hay gặp ở trẻ vị thành niên liên quan nhiều đến tình trạng béo phì trong gia đình có người bị tăng .