tailieunhanh - Bàn chải và kem đánh răng

Gần đây, kem đánh răng xuất xứ từ Trung Hoa đã được các cơ quan y tế của nhiều quốc gia lưu ý, hỏi thăm. Lý do là kem chứa hóa chất Sudan có thể gây ra ảnh hưởng xấu cho sức khỏe con người. Đây là một vấn đề tưởng như nhỏ nhặt, không đáng kể, nhưng mỗi ngày cả tỷ người dùng kem để đánh răng. Cho nên xin cùng tìm hiểu về công dụng của kem, và người bạn đồng hành với kem là chiếc bàn chải đánh răng cũng như ảnh hưởng của hóa chất Sudan | Bàn Chải và Kem Đánh Răng Bác sĩ Nguyễn Ý Đức Câu Chuyện Thầy Lang Gần đây kem đánh răng xuất xứ từ Trung Hoa đã được các cơ quan y tế của nhiều quốc gia lưu ý hỏi thăm. Lý do là kem chứa hóa chất Sudan có thể gây ra ảnh hưởng xấu cho sức khỏe con người. Đây là một vấn đề tưởng như nhỏ nhặt không đáng kể nhưng mỗi ngày cả tỷ người dùng kem để đánh răng. Cho nên xin cùng tìm hiểu về công dụng của kem và người bạn đồng hành với kem là chiếc bàn chải đánh răng cũng như ảnh hưởng của hóa chất Sudan. Vệ sinh răng miệng Nhiều khoa học gia đã ví miệng con người như một sở thú trong đó chen chúc cả vài trăm loại vi sinh vật lành dữ khác nhau đặc biệt là ở phần sau của lưỡi. Các vi sinh vật này sống nhờ thực phẩm mà ta tiêu thụ còn sót lại ở răng miệng. Chúng tác động lên thực phẩm tạo ra vài loại acid và vài mùi hôi. Acid ăn mòn men răng đưa tới sâu răng rụng răng. Mùi sulfur làm miệng có mùi khó chịu khi nói khi thở khi mi nhau. Bàn chải và kem đánh răng hành động với nhau giúp cho răng trắng sạch và loại bỏ các vi sinh vật có hại nằm trong miệng. Bàn Chải Đánh Răng Ngày xửa ngày xưa loài người đã ý thức được ảnh hưởng xấu của thực phẩm còn kẹt lại ở răng miệng sau mỗi bữa cơm. Vì thế sau khi ăn các cụ châu Á cũng như châu Âu châu Phi đã vừa rửa tay rửa mặt vừa súc miệng. Với một ngụm nước đầy các cụ vận dụng mấy thớ thịt ở má làm cho nước nổi sóng lách qua lách lại khe răng loại hết thức ăn dính nơi đây. Dùng ngón tay chỏ các cụ chà tới chà lui hàm răng. Nhiều khi các cụ dùng khăn mặt hoặc một miếng vải nhỏ để lau răng. Cẩn thận hơn nữa các cụ dùng một cái cành cây con một cuống lá để làm sạch răng. Dần dần cành cây được thay thế bằng chiếc que nhỏ gọi là cái tăm làm bằng loại cây có hương thơm hoặc bằng tre bằng kim loại quý. Tăm có một đầu nhọn một đầu bằng. Đầu nhọn để cậy bỏ thức ăn ở răng đầu bằng được nhai cho tòe ra như cái chổi để chà bựa. Ăn xong ai cũng ngậm một cái tăm dùng lưỡi đưa qua đẩy lại trong miệng. Đầu lưỡi cũng có vai trò quan trọng trong việc gạt bỏ