tailieunhanh - Những chỗ sai khó ngờ trong từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam
Quyển từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam của Nguyễn lân đã nằm trong tủ của chúng tôi ngót mười năm nay nhưng vì công kia việc nọ nên đối với nó chúng tôi cũng chỉ mới làm được chuyện cởi ngựa xem hoa. | Nếu các thầy giáo và cô giáo cứ theo từ điển của Gs Nguyễn Lân rồi dạy con cháu chúng ta rằng, trong câu thơ “Gác mái, ngư ông về viễn phố” của Bà huyện Thanh Quan thì phố là chỗ bán hàng (thực ra, ở đây, phố nghĩa là cửa biển), và viễn phố là nơi ở xa (đúng ra là cửa biển xa), hoặc giảng rằng trong hai câu thơ “Sang nhà cha, tới trung đường, Linh sàng bài vị thờ nàng ở trên” của Nguyễn Du, linh sàng là giường thờ người mới chết chưa đem chôn (thực ra là cái bàn nhỏ tượng trưng cho chỗ nằm của người mới chết chưa hết tang, trên đó có bài vị, đặt cạnh bàn thờ), thì các thi nhân ấy phải dở khóc, dở cười và khó tha thứ cho sự dốt nát quá mức như vậy. Vậy mà các cuốn từ điển này còn được các giáo sư Lê Trí Viễn và Vũ Khiêu ca ngợi bằng những lời giới thiệu tuyệt vời: “Nó sẽ là một công cụ tra cứu rất quý không thể thiếu được với bất kỳ ai” (Lê Trí Viễn, trong lời giới thiệu ở Từ điển từ và ngữ Hán Việt), “một tác phẩm rất có giá trị mà cả xã hội đang mong đợi ” (Vũ Khiêu, trong lời giới thiệu ở Từ điển từ và ngữ Việt Nam). Có lẽ chẳng cần bàn gì thêm! Điều chúng tôi không thể hiểu được là tại sao những người chịu trách nhiệm về hai cuốn từ điển này, cho đến nay chưa có ý kiến gì? Cứ tiêm những thứ “rất có hại” này cho đồng bào đến bao giờ? Hay phải chờ đợi chúng cùng với các tế bào có hại khác di căn lên não thì mới cuống lên chạy chữa và đổ cho khách quan, số mệnh, “thiên tai”?
đang nạp các trang xem trước