tailieunhanh - ÐỀ ÁN KINH TẾ KỸ THUẬT XÂY DỰNG XƯỞNG SẢN XUẤT PHÂN BÓN SINH HÓA HỮU CƠ TỔNG HỢP
Dân số ngày càng đông, nhu cầu lương thực ngày càng lớn, buộc nông nghiệp phải sản xuất nhiều hơn. Cùng với sự phát triển của các phương tiện vận tải, các sản phẩm nông nghiệp đã trở thành hàng hóa trao đổi giữa các nước và các châu lục. Với sự đòi hỏi ấy, phân hữu cơ không thể đáp ứng được nhu cầu của sản phẩm nông nghiệp. Vì vậy trong vài chục năm trở lại đây, phân bón hóa học đã chiếm lĩnh chủ yếu trong các loại phân được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp của hầu hết các nước trên thế. | Tất nhiên than bùn còn có mặt trái của nó, đó là các độc tố, các chất khí H2S, CH4, Sáp, Bistum và vi sinh vật có hại và cả tàng dư thực vật Celuloza trong quá trình hình thành còn tồn tại trong nó. Do đó việc sử dụng than bùn vào làm phân bón phục vụ nông nghiệp một điều buộc là phải hoạt hóa (ngôn từ khoa học) mà cụ thể là khử các độc tố nêu trên bằng phương pháp hóa học và sinh học để tạo thành một chế phẩm tinh khiết (đã thanh trùng) mới dùng có hiệu quả được. Thực tế chỉ dùng than bùn hoạt hóa nó để thành chất tinh khiết trong sản xuất phân bón hỗn hợp hữu cơ hay cải tạo đất cũng được. Nhưng qua nghiên cứu cần đưa vào than bùn các chất hữu cơ khác theo tỷ lệ thích hợp để tăng môi trường xúc tác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình rút ngắn thời gian hoạt hóa, tăng nhanh sự phân hủy độc tố tăng cường nhiệt, tạo thêm môi trường kiềm, tăng độ phân giải lân hữu cơ không tan thành lân tan và tăng nồng độ mùn trong hữu hợp lên, đồng thời tạo thêm hàm lượng chất dinh dưỡng cho cây trồng như N–P–K, vi lượng, trung lượng trong nguyên liệu này. Do đó chúng tôi tăng thêm một số nguyên liệu hữu cơ khác với tỷ lệ mà chúng tôi tạm dự kiến để ghi trong dự án như sau:
đang nạp các trang xem trước