tailieunhanh - Giáo trình Xử lý nước thải

Giáo trình Xử lý nước thải có bố cục gồm 13 chương. Nội dung tài liệu trình bày các vấn đề: Nguồn gốc và thành phần của nước thải, xử lý sơ bộ nước thải, lắng, keo tụ và tuyển nổi, các loại bể phản ứng và động học phản ứng sinh học trong xử lý nước thải, xử lý nước thải bằng quá trình bùn hoạt tính, quá trình sinh trưởng bám dính, xử lý nước thải bằng quá trình kỵ khí, xử lý nước thải bằng hồ sinh học, khử nitơ và phốt pho trong nước thải, bùn sinh học và ổn định bùn, xử lý nước thải bằng phương pháp hấp phụ, xử lý nước thải bằng phương pháp trích ly và oxy hóa bậc cao, khử trùng nước thải sau khi xử lý. | Diện tích của lớp GAC tại đó quá trình hấp phụ xảy ra được gọi là vùng truyền khối (MTZ) (hình ). Sau khi chất ô nhiễm trong nước thải bị hấp phụ trong vùng MTZ, nước thải hướng xuống phía dưới vùng có độ sâu cân bằng với lớp MTZ, nồng độ chất ô nhiễm còn lại sẽ giảm đến giá trị tối thiểu. Không có sự hấp phụ xảy ra thêm dưới lớp MTZ. Khi lớp trên cùng của GAC đã bão hòa chất bị hấp phụ, lớp MTZ sẽ di chuyển xuống phía dưới cho đến khi điểm thoát (breakthrough) xảy ra. Điểm thoát là vị trí xảy ra, tại đó nồng độ tối ưu chất ô nhiễm trong nước rửa đạt 5% giá trị của nồng độ ở dòng vào. Lớp GAC đạt bão hòa khi nồng độ chất ô nhiễm trong nước rửa bằng 95% nồng độ chất ô nhiễm của dòng vào. Chiều dài lớp MTZ là một hàm của tải trọng nước chảy vào cột và tính chất của than hoạt tính. Nếu như tải trọng nước quá cao, chiều cao của lớp MTZ sẽ lớn hơn chiều sâu của lớp GAC dẫn đến chất ô nhiễm không bị hấp phụ hoàn toàn trên cột. Khi bão hòa, nồng độ chất ô nhiễm trong nước rửa sẽ cân bằng với nồng độ chất ô nhiễm ban đầu.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN