tailieunhanh - Giáo án giảng dạy: Cân bằng máy

Mục tiêu: Sinh viên nắm được ý nghĩa, phương pháp cân bằng máy. Đồ dùng và phương tiện giảng dạy: Giáo trình môn nguyên lý máy. Máy chiếu overhead hoặc projector. Ý nghĩa: Khi máy làm việc, trừ các khâu quay đều quanh trục đi qua trong tâm, các khâu còn lại đều sinh ra lực quán tính → gây ra phản lực động phụ. Lực quán tính là nguyên nhân chủ yếu gay ra rung động cho máy và móng máy. | BÀI GIẢNG SỐ 05 SỐ TIẾT: 02 I. TÊN BÀI GIẢNG: CÂN BẰNG MÁY II. MỤC TIÊU: Sinh viên nắm được ý nghĩa, phương pháp cân bằng máy. III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN GIẢNG DẠY: - Giáo trình môn nguyên lý máy - Máy chiếu overhead hoặc projector IV. NỘI DUNG BÀI GIẢNG 1. Ý nghĩa và nội dung cân bằng máy: Ý nghĩa: - Khi máy làm việc, trừ các khâu quay đều quanh trục đi qua trong tâm, các khâu còn lại đều sinh ra lực quán tính → gây ra phản lực động phụ. - Lực quán tính là nguyên nhân chủ yếu gay ra rung động cho máy và móng máy. - Tốc độ máy càng lớn → lực quán tính càng lớn và đến mức nào đó tải trọng tĩnh không còn đáng kể. Nội dung cân bằng máy: - Việc tìm cách khử phản lực động phụ và hiện tượng rung động trong máy là một vấn đề quan trọng. → Phân bố lại khối lượng trên cơ cấu. - Ở đây, ta chỉ khảo sát các vấn đề cơ bản của cân bằng máy: Cân bằng lực quán tính của các đĩa mỏng quay quanh trục cố định thẳng góc với mặt đĩa gọi là cân bằng tĩnh. Cân bằng lực quán tính và moment lực quán tính của các vật quay quanh một trục cố định gọi là cân bằng động. 2. Cân bằng vật quay: Cân bằng vật quay mỏng (cân bằng tĩnh): - Một vật quay mỏng, có khối nặng Q1, Q2, Q3 cùng nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay như hình vẽ. - Khi vật quay với ω sinh ra lực quán tính ly tâm tưng ứng: - Trọng tâm của khối nặng không nằm trên trục quay, mà ở mút bán kính rG: - Muốn cân bằng, ta đặt vào mặt phẳng trọng lượng Q ở đầu mút bán kính r sao cho lực quán tính: Cân bằng với , , , nghĩa là: - (Ở đây dùng phương pháp hoạ đồ véctơ) Cân bằng động: Thí nghiệm: - Xét vật quay có chiều dày lớn hơn so với đường kính. - Khi trục quay với vận tốc góc ω sinh ra lực quán tính và ngược chiều nhau. Hai lực này không nằm trên cùng 1 đường thẳng, không triệt tiêu nhau mà hợp thành ngẫu lực: M = P1a = P2a gây ra phản lực động phụ. - Muốn cân bằng động, phải thoả mãn 2 điều kiện: và Tính cân bằng động: (Phương pháp chia lực) - Vật mất cân bằng cho như hình vẽ, ; ; - Chọn mặt phẳng I và II vuông góc với trục quay để cân bằng - Chia lực Pi thành 2 thành phần , sao cho: - Dời các lực về mặt phẳng I, các về mặt phẳng II. - Cân bằng trên mặt phẳng I: - Cân bằng trên mặt phẳng II: V. TỔNG KẾT BÀI ( Tổng kết những nội dung, công thức, bài tập SV cần học kỹ để đạt được mục tiêu bài học.) VI. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VỀ NHÀ 1. Nguyên nhân mất cân bằng? 2. Phương pháp cân bằng? 3. Ý nghĩa của việc cân bằng máy? VII. RÚT KINH NGHIỆM Tp,HCM Ngày tháng năm 2008 Tổ bộ môn Giáo viên Đỗ Tiểu Xuân Đặng Văn Ánh

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.