tailieunhanh - 7 kỹ năng khi làm việc nhóm

Trong quá trình làm việc, có những công việc con người chúng ta có thể tự mình làm được nhưng có những công việc không thể tự mình giải quyết được. Chúng ta cần có sự hỗ trợ của các thành viên trong nhóm làm việc của mình. Khi làm việc nhóm, chúng ta cần một số kỹ năng sau, những kỹ năng này sẽ giúp cho các thành viên trong nhóm làm việc hiệu quả hơn: 1. Lắng nghe Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất. . | 7 kỹ năng khi làm việc nhóm Trong quá trình làm việc có những công việc con người chúng ta có thể tự mình làm được nhưng có những công việc không thể tự mình giải quyết được. Chúng ta cần có sự hỗ trợ của các thành viên trong nhóm làm việc của mình. Khi làm việc nhóm chúng ta cần một số kỹ năng sau những kỹ năng này sẽ giúp cho các thành viên trong nhóm làm việc hiệu quả hơn 1. Lắng nghe Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất. Các thành viên trong nhóm phải biết lắng nghe ý kiến của nhau. Kỹ năng này phản ánh sự tôn trọng ý kiến giữa các thành viên trong nhóm. Giáo viên cần giải thích với học sinh sinh viên của mình rằng lắng nghe đòi hỏi mức độ tư duy cao hơn nghe. Lắng nghe là một kỹ năng mà người nghe phải tiếp nhận thông tin từ người nói phân tích tư duy theo hướng tích cực và phản hồi bằng thái độ tôn trọng những ý kiến của người nói dù đó là ý kiến hoàn toàn trái ngược với quan điểm của bản thân. 2. Chất vấn Qua cách thức mỗi người đặt câu hỏi chúng ta có thể nhận biết mức độ tác động lẫn nhau khả năng thảo luận đưa ra vấn đề cho các thành viên khác của họ. Chất vấn là kỹ năng thể hiện tư duy phản biện tích cực critical thinking . Thực tế đây là một kỹ năng khó mà ngay cả giáo viên của chúng ta cũng đang cần phải rèn luyện. Chất vấn bằng những câu hỏi thông minh dựa trên những lý lẽ tán đồng hay phản biện chặt chẽ đòi hỏi mức độ tư duy cao và tinh thần xây dựng ý kiến hết mình cho nhóm. Lời lẽ chất vấn cần mềm mỏng lịch sự. Tuy nhiên một điều không kém quan trọng là giáo viên cần xây dựng một môi trường học tập cởi mở trong đó khuyến khích người học sẵn sàng tiếp nhận những ý kiến trái chiều. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần dạy cho người học hiểu rằng Trong tranh luận người có ý kiến phản biện với ý kiến của mình là họ đang không đồng quan điểm với ý kiến mà mình vừa nêu chứ không phải họ đang chê bai con người của mình . Trong tranh luận nếu tự ái nghĩa là mình đã đánh mất đi sự sáng suốt của bản thân. 3. Thuyết .