tailieunhanh - Cái chết bí ẩn của 9 nhà khoa học Nga

Cho đến nay, nguyên nhân cái chết bí ẩn của 9 nhà khoa học người Nga tại dãy núi Ural của Nga vào tháng 2/1969 vẫn chưa được làm sáng tỏ, cho dù đã có nhiều cuộc điều tra không chỉ của cảnh sát, của các nhà khoa học mà còn của cả các phương tiện thông tin đại chúng. | Cái chết bí ẩn của 9 nhà khoa học Nga Tags Igor Dyatlov Viện Bách phương tiện thông tin nguyên nhân cái chết nhà khoa học cuôc điều tra cho đến nay vụ tai nạn nạn nhân thám hiểm bí ẩn tìm thấy cảnh sát chấn thương 9 Igor Dyatlov - Chỉ huy nhóm thám hiểm. Cho đến nay nguyên nhân cái chết bí ẩn của 9 nhà khoa học người Nga tại dãy núi Ural của Nga vào tháng 2 1969 vẫn chưa được làm sáng tỏ cho dù đã có nhiều cuộc điều tra không chỉ của cảnh sát của các nhà khoa học mà còn của cả các phương tiện thông tin đại chúng. Vào tháng 1 1969 một nhóm 10 nhà khoa học làm việc tại Viện Bách khoa Ural nay là Đại học Kỹ thuật quốc gia Ural quyết định thực hiện một cuộc thử nghiệm về tác động của độ cao và thời tiết khắc nghiệt đối với cơ thể người bằng cách tổ chức leo lên ngọn núi Kholat Syakhl dân địa phương gọi là núi Tử thần có độ cao nằm về phía bắc của dãy Ural. Ural là dãy núi có chiều dài kéo dài từ thảo nguyên của nước Cộng hòa Kazakhstan đến tận vùng bờ biển Bắc Cực ở phía tây nước Nga. Khởi hành từ thành phố Sverdlovsk vào ngày 23 1 1969 nhóm thám hiểm do kỹ sư Igor Dyatlov phụ trách đến thành phố Ivdel vào ngày 25 1. Tại đây cả nhóm tiếp tục di chuyển bằng xe tải đến thị trấn Vizhai là điểm dân cư cuối cùng gần sát chân dãy Ural. Đến ngày 27 1 một thành viên trong nhóm tên Yuri Yudin bị bệnh nên buộc phải quay về lại thành phố Sverdlovsk . Đến ngày 31 1 nhóm thám hiểm đến dưới chân ngọn Kholat để chuẩn bị cho cuộc chinh phục ngọn núi này. Tại đây họ chặt cây làm một kho dự trữ thực phẩm và dụng cụ để sử dụng khi quay trở lại. Sáng ngày 1 2 nhóm thám hiểm bắt đầu thực hiện việc leo núi. Theo kế hoạch cả nhóm sẽ cố leo đến một ngọn núi ở độ cao 565m ngay trong ngày và cắm trại qua đêm tại đây. Tuy nhiên do gặp bão tuyết nên họ bị mất phương hướng và đi lạc đến một đèo nằm ở phía bên kia sườn của ngọn Kholat. Và khi biết bị nhầm nhóm trưởng Dyatlov ra lệnh cho cả nhóm hạ trại qua đêm tại đây. Theo dự kiến nhóm thám hiểm chỉ mất có ba ngày để leo lên đỉnh .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN