tailieunhanh - Kiến thức lớp 10 Ca dao Việt Nam –đạo làm con trong ca dao
Người Việt thường lấy chữ hiếu làm trọng. Đã có thời gọi là đạo hiếu hay đạo làm con. Đạo là một lối sống ngang hàng như khuôn phép của một tôn giáo. Nếu lấy việc thờ Trời là Đạo của người bình dân Việt Nam, thì việc phụng dưỡng cha mẹ và thờ cúng ông bà tổ tiên là thực hành phần hình nhi hạ của đạo thờ Trời. | Kiến thức lớp 10 Ca dao Việt Nam -phần23 Đạo Làm Con Trong Ca Dao. Con người có bố có ông Như cây có cội như sông có nguồn. Người Việt thường lấy chữ hiếu làm trọng. Đã có thời gọi là đạo hiếu hay đạo làm con. Đạo là một lối sống ngang hàng như khuôn phép của một tôn giáo. Nếu lấy việc thờ Trời là Đạo của người bình dân Việt Nam thì việc phụng dưỡng cha mẹ và thờ cúng ông bà tổ tiên là thực hành phần hình nhi hạ của đạo thờ Trời. Đó là điểm đặc sắc của văn hoá Việt. Ngày nay chúng ta còn giữ được đạo hiếu là còn giữ được một phần văn hoá dân tộc còn giữ được nền tảng gia đình Việt nam. Làm trai nết đủ trăm đường Trước tiên điều hiếu đạo thường xưa nay. Công cha đức mẹ cao dày Cưu mang trứng nước những ngày ngây thơ. Nuôi con khó nhọc đến giờ Trưởng thành con phải biết thờ hai thân. Thức khuya dậy sớm cho cần Quạt nồng ấp lạnh giữ phần đạo con. Gần gũi nhất hiếu là sự đối xử tốt đẹp của con cái đối với cha mẹ. Xa hơn hiếu còn là sự kính trọng biết ơn của con cháu đối ông bà tổ tiên. Vua tôi sẵn có nghĩa dày Cha con thân lắm đấng người nên trông. Khi ấp lạnh lúc quạt nồng Bữa dâng ngon ngọt bữa dùng sớm trưa. Ở cho thoả chí người xưa Đền ơn trả nghĩa thuở xưa bế bồng. Ca dao nhìn hiếu một cách thực tế và gắn liền với cuộc sống hằng ngày. Tuy chỉ là nhũng lời ca ngắn gọn nhưng cũng bao gồm được nhiều vấn đề về hiếu rất thú vị. 1. Hiếu Là biết Công ơn cha mẹ sinh thành Công ơn sinh ra và nuôi dưỡng từ ngày còn ấu thơ Ba năm bú mớm con thơ Kể công cha mẹ biết cơ ngần nào
đang nạp các trang xem trước