tailieunhanh - ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC MÁC - LÊNIN

Với tư cách là một bộ phận của tri thức triết học, những tư tưởng đạo đức học đã xuất hiện hơn 26 thế kỷ trước đây trong triết học Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp cổ đại. Danh từ đạo đức bắt nguồn từ tiếng La tinh là mos (moris) - lề thói, (moralis nghĩa là có liên quan đến lề thói, đạo nghĩa). Còn “luân lí” thường xem như đồng nghĩa với “đạo đức” thì gốc ở chữ Hy Lạp là Êthicos nghĩa là lề thói; tập tục. Hai danh từ đó chứng tỏ rằng, khi ta nói đến đạo đức, tức là nói. | BÀI 1 ĐÔI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC MÁC - LÊNIN I. ĐẠO ĐỨC VÀ CẤU TRÚC CỦA ĐẠO ĐỨC. 1. Khái niệm đạo đức. Với tư cách là một bộ phận của tri thức triết học những tư tưởng đạo đức học đã xuất hiện hơn 26 thế kỷ trước đây trong triết học Trung Quốc Ân Độ Hy Lạp cổ đại. Danh từ đạo đức bắt nguồn từ tiếng La tinh là mos moris - lề thói moralis nghĩa là có liên quan đến lề thói đạo nghĩa . Còn luân lí thường xem như đồng nghĩa với đạo đức thì gốc ở chữ Hy Lạp là Êthicos nghĩa là lề thói tập tục. Hai danh từ đó chứng tỏ rằng khi ta nói đến đạo đức tức là nói đến những lề thói tập tục và biểu hiện mối quan hệ nhất định giữa người và người trong sự giao tiếp với nhau hàng ngày. Sau này người ta thường phân biệt hai khái niệm moral là đạo đức còn Ethicos là đạo đức học. Ở phương đông các học thuyết về đạo đức của người Trung Quốc cổ đại bắt nguồn từ cách hiểu về đạo và đức của họ. Đạo là một trong những phạm trù quan trọng nhất của triết học trung Quốc cổ đại. Đạo có nghĩa là con đường đường đi về sau khái niệm đạo được vận dụng trong triết học để chỉ con đường của tự nhiên. Đạo còn có nghĩa là con đường sống của con người trong xã hội. Khái niệm đạo đức đầu tiên xuất hiện trong kinh văn đời nhà Chu và từ đó trở đi nó được người Trung Quốc cổ đại sử dụng nhiều. Đức dùng để nói đến nhân đức đức tính và nhìn chung đức là biểu hiện của đạo là đạo nghĩa là nguyên tắc luân lý. Như vậy có thể nói đạo đức của người Trung Quốc cổ đại chính là những yêu cầu những nguyên tắc do cuộc sống đặt ra mà mỗi người phải tuân theo. Ngày nay đạo đức được định nghĩa như sau đạo đức là một hình thái ý thức xã hội là tập hợp những nguyên tắc qui tắc chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh cách đánh giá và cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân bởi sức mạnh của truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội. Trong định nghĩa này có mấy điểm cần chú ý sau 1 Đạo đức với tư cách là một hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã

TỪ KHÓA LIÊN QUAN