tailieunhanh - Việt Nam chữ viết, ngôn ngữ và xã hội
Việt Nam chữ viết, ngôn ngữ và xã hội giúp bạn có cái nhìn đối chiếu giữa hai chữ viết nôm và quốc ngữ, kỹ thuật cấu tạo chữ nôm và chữ quốc ngữ; trình bày tình hình nghiên cứu tiếng Việt trước Pháp thuộc, tranh luận về việc áp dụng chữ quốc ngữ để viết tiếng Việt. Để tìm hiểu chi tiết hơn, tài liệu. | Việt Nam Chữ viết Ngôn ngữ và Xã hội GS Nguyễn Phú Phong Mục Lục Nhập đề Phần I - Chữ Nôm và chữ quốc ngữ thời cộng cư Chương 1 Cái nhìn đối chiếu giữa hai chữ viết tiếng Việt Chương 2 Nghiên cứu tiếng Việt trước Pháp thuộc Chương 3 Tranh luận về việc áp dụng chữ quốc ngữ Phần II- Sự phát triển của chữ quốc ngữ Chương 4 Ánh hưởng của văn học Pháp Chương 5 Sự bành trướng của chữ quốc ngữ từ Nam ra Bắc Chương 6 Quốc ngữ và giáo dục thời Pháp thuộc Chương 7 Quốc ngữ và sự phát triển của tiểu thuyết Chương 8 Quốc ngữ trong chương trình tiểu học Kết luận Thư mục 1 Phần I Chữ nôm và chữ quốc ngữ thời cộng cư T hời kỳ cộng cư của chữ nôm và chữ quốc ngữ bắt đầu từ giữa thế kỷ 17 khi chữ viết theo mẫu tự La Tinh mới xuất hiện cho đến cuối thế kỷ 19 khi Việt Nam đã bị đặt dưới quyền bảo hộ của Pháp. Phần I nhằm khai triển những điểm sau đây - Chương 1 Cái nhìn đối chiếu giữa hai chữ viết nôm và quốc ngữ. Chương này nhắm vào kỹ thuật cấu tạo chữ nôm và chữ quốc ngữ. - Chương 2 Tình hình nghiên cứu tiếng Việt trước Pháp thuộc qua tập An Nam Dịch Ngữ đời Minh và qua ba cuốn từ điển của Alexandre de Rhodes thế kỷ 17 của Pierre Pigneaux thế kỷ 18 và của Jean Louis Taberd thế kỷ 19. - Chương 3 Tranh luận về việc áp dụng chữ quốc ngữ để viết Việt thông qua quan điểm của một số quan chức cao cấp trong bộ máy chính quyền thuộc địa Pháp 2 Chương 1 Cái nhìn đối chiếu giữa hai chữ viết tiếng Việt Như chúng ta đã biết để ghi tiếng Việt chúng ta có hai thứ chữ viết chữ nôm và chữ quốc ngữ - chữ nôm là chữ viết được hình thành dựa theo chữ Hán hiện nay đã hết dùng. - chữ quốc ngữ hiện đang dùng được xây dựng theo mẫu tự La-tinh. Cái tên quốc ngữ dùng để gọi thứ chữ viết này nghe không được chính lắm. Qua tên gọi và qua loại chữ chúng ta đã thấy ló dạng cái quan hệ không đơn giản giữa một bên là chữ viết và lịch sử và bên kia là giữa chữ viết và ngôn ngữ. Vì thế để thông hiểu được tình hình chữ viết Việt Nam trước hết phải làm một cuộc hiệu chỉnh về cái quan hệ nước đôi này. Cuộc chiếm .
đang nạp các trang xem trước