tailieunhanh - Kiến thức lớp 10 Ca dao Việt Nam –nét mộc mạc và tinh tế trong ca dao

Nét mộc mạc và tinh tế trong ca dao Nam bộ Bài này hay quá mà chẳng biết bỏ vào BOX nào cho ổn. Để tạm vào đây, sau này Quản trị nào hiểu thì đưa về đúng nơi đúng chỗ của nó ! | Kiến thức lớp 10 Ca dao Việt Nam -phần3 Nét mộc mạc và tinh tế trong ca dao Nam bộ Bài này hay quá mà chẳng biết bỏ vào BOX nào cho ổn. Để tạm vào đây sau này Quản trị nào hiểu thì đưa về đúng noi đúng chỗ của nó So với các vùng miền khác ca dao Nam bộ có cách dùng từ mộc mạc gần như bê nguyên xi từ cuộc sống chứ ít dụng công gọt giũa cho bóng bẩy êm ái nhưng vẫn không mất đi sự tinh tế. Người Nam bộ chuộng cách nói thẳng nói thật nên đã mang vào trong ca dao lời ăn tiếng nói hằng ngày của mình. Nhiều câu vì thế đọc lên cảm thấy rất trúc trắc thô ráp nhưng có sự ý vị ngọt ngào ẩn chứa bên trong. Chẳng hạn khi nói về nỗi niềm đơn chiếc trống vắng người dân Nam bộ mượn hình ảnh con cá con tôm có cặp có đôi đối lập với hoàn cảnh của mình Ví dầu cá bống hai mang Cá trê hai ngạnh tôm càng hai râu Anh về bên ấy đã lâu Để em vò võ canh thâu một mình . Quả là hay về ý đẹp về vần. Không cần những từ ngữ bóng bẩy những lời hoa mỹ đẩy đưa cũng nói lên tâm trạng của người con gái chờ đợi nhớ thương người yêu. Một chàng trai buồn vì mẹ mình đã mượn những khẩu ngữ hằng ngày của người Nam bộ để tâm sự Gió đưa bụi chuối tùm lum Mẹ dữ như hùm ai dám làm dâu . Tùm lum tà la là những từ rặt Nam bộ không lẫn vào đâu được là từ láy rất đặc trưng cho miền đất này cũng như te rẹt tét lét tèm lem . Tất cả những từ này rất khó tạo vần để thành thơ thế mà dân gian Nam bộ đã không chỉ làm được mà còn làm hay. Chẳng hạn để chỉ hình ảnh trai gái chọc ghẹo nhau dân gian sẵn sàng dùng những từ rất ư là bình dân Con chi rột rẹt sau hè Hay là rắn mối tới ve chuột chù . Nếu nói về sự vụng trộm của các đấng ông chồng khi cuộc sống đã có phần ổn định thì Đói cơm lạt mắm tèm hem No cơm ấm áo lại thèm nọ kia . Từ tèm hem ở đây được dùng rất đắc địa. Cái phép dụng vần cho thơ không phải cốt để đọc nghe trơn tru mà cao hơn nó phải tham gia thể hiện chiều sâu của ý phải góp phần tạo hình tượng cho thơ. Người Nam Bộ mang vào ca dao lời ăn tiếng nói hằng ngày của .