tailieunhanh - Kiến thức lớp 10 PHÂN TÍCH TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG -phân tích tác phẩm(phần 2)

Truyền thuyết là thể loại văn học dân gian kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố lịch sử và yếu tố tưởng tượng hư cấu, là sự kết tinh của truyền thống văn hoá, lịch sử của dân tộc. | Kiến thức lớp 10 PHÂN TÍCH TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU - TRỌNG THỦY -phần 2 THỬ GÓP THÊM MỘT CÁCH NHÌN VỀ TRUYỀN THUYẾT AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU - TRỌNG THỦY DƯỚI GÓC ĐỘ THI PHÁP HỌC XÃ HỘI 1. Truyền thuyết là thể loại văn học dân gian kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố lịch sử và yếu tố tưởng tượng hư cấu là sự kết tinh của truyền thống văn hoá lịch sử của dân tộc. Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ là một tác phẩm tiêu biểu được chương trình sách giáo khoa lớp 10 phân ban đưa vào chương trình học chính thức. Truyện tập trung vào mẫu đề dựng nước và giữ nước. Dẫu biết rằng về mặt chức năng tác phẩm chủ yếu là lý giải lịch sử đề cập đến quá khứ của dân tộc. Nhưng vấn đề lịch sử đó đã được sàng lọc qua lăng kính chủ quan của tác giả dân gian cũng có nghĩa là được hư cấu tưởng tượng và vì thế những nhân vật đã trở thành hình tượng nghệ thuật mang tính quan niệm. Do là sự sàng lọc của trí nhớ người bình dân nên những gì được lưu giữ bao giờ cũng đẹp hơn. Người Việt khác các dân tộc khác thường nặng về tâm thức lịch sử dựa vào lịch sử để làm điểm tựa cho cuộc sống. Vì vậy xét ở góc độ lịch sử truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ có một vị trí vai trò quan trọng. Khi phân tích đánh giá tác phẩm chúng ta thường chú trọng đến việc làm rõ hai vấn đề chính đó là việc dựng nước và giữ nước cũng như bi kịch mất nước Âu Lạc do sự chủ quan mất cảnh giác của An Dương Vương khía cạnh thứ hai thường được chú trọng đó là mối tình giữa Mị Châu - Trọng Thủy. Ở đây có hai câu chuyện được kết cấu theo kiểu lồng ghép. Câu chuyện tình của Mị Châu - Trọng Thuỷ phải chăng là lời giải thích cho lý do mất nước nhằm xoa dịu nỗi đau và là một bước giảm nhẹ trọng tội cho An Dương Vương - vị vua đáng kính Nhưng cũng từ sự lắp ghép cốt truyện ta thấy tác giả dân gian dường như không chỉ dừng lại ở việc giải thích cho nguyên nhân mất nước mà còn gửi gắm một tình ý một nét bản sắc văn hoá ứng xử của người Việt trên cơ sở đối sánh với người Hán. 2. Giữa người Việt và

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.