tailieunhanh - Sáp nhập, chia tách trường cao đẳng

Vụ Tổ chức cán bộ nhận toàn bộ hồ sơ đề án, biên bản thẩm định, ý kiến của các đơn vị thành viên hội đồng thẩm định và các đơn vị có liên quan, kết luận thẩm định (ghi rõ kết quả đủ điều kiện) sáp nhập, chia tách trường cao đẳng do Vụ Kế hoạch – Tài chính bàn giao; dự thảo quyết định, lập tờ trình Bộ trưởng duyệt và ký quyết định sáp nhập, chia tách trường cao đẳng; đóng dấu quyết định; phát hành | 11. Sáp nhập, chia tách trường cao đẳng a. Trình tự thực hiện - Vụ Tổ chức cán bộ nhận toàn bộ hồ sơ đề án, biên bản thẩm định, ý kiến của các đơn vị thành viên hội đồng thẩm định và các đơn vị có liên quan, kết luận thẩm định (ghi rõ kết quả đủ điều kiện) sáp nhập, chia tách trường cao đẳng do Vụ Kế hoạch – Tài chính bàn giao; dự thảo quyết định, lập tờ trình Bộ trưởng duyệt và ký quyết định sáp nhập, chia tách trường cao đẳng; đóng dấu quyết định; phát hành. b. Cách thức thực hiện - Qua đường bưu điện hoặc tại Bộ phận ‘một cửa” - Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo. c. Thành phần, số lượng hồ sơ Thành phần hồ sơ bao gồm: - Công văn của cơ quan chủ quản (đối với trường công lập); công văn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với trường tư thục) gửi tới Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sáp nhập, chia, tách trường trong đó nêu rõ lý do, mục đích của việc sáp nhập, chia tách trường cao đẳng; trụ sở chính của trường sau khi sáp nhập và trụ sở mới của trường sau khi chia tách; - Biên bản Đại hội cổ đông về việc sáp nhập trường (đối với trường tư thục); - Có dự án khả thi, trong đó làm rõ phương án sử dụng cán bộ, giảng viên và công nhân viên của trường; kế hoạch, thời gian dự kiến, lộ trình thực hiện việc sáp nhập, chia, tách; thủ tục và thời hạn chuyển đổi tài sản, chuyển đổi vốn góp, cổ phần. Số lượng hồ sơ: 01 bộ. d. Thời hạn giải quyết - Dự kiến 15 ngày. đ. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính - Cơ quan thực hiện: Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Cơ quan phối hợp (nếu có): Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ. e. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính - Tổ chức. g. Mẫu đơn, mẫu tờ khai - Không. h. Phí, lệ phí - Không. i. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính - Quyết định hành chính. k. Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính Việc sáp nhập, chia, tách trường cao đẳng được thực hiện trên cơ sở bảo đảm các nguyên tắc sau: - Phù hợp với quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng; - Phục vụ và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, địa phương; - Bảo đảm quyền lợi của cán bộ, giảng viên, viên chức và người học của trường; - Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đại học. l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính - Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14/6/2005; - Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục. - Quyết định số 2368/QĐ-BGDĐT ngày 09/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai áp dụng cơ chế “một cửa” tại Cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Quyết định số 39/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 28/8/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của các trường ngoài công lập. - Quyết định số 37/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/8/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Qui chế tạm thời Trường cao đẳng cộng đồng. - Thông tư số 14/2009/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường cao đẳng.

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.