tailieunhanh - Nguyễn Huệ và Ngọc Hân công chúa

Thuở xưa đã có lần tôi tới huyện Bình Khê viếng thăm ngôi nhà cũ của Bình Định Vương Nguyễn Huệ và ngước nhìn lên đèo An Khê mà người dân quanh vùng gọi là đèo Chàng Háng - Ý muốn nói leo đèo này cứ phải chàng háng mà leo từng bước vất vả lắm! Qua đèo An Khê vẫn theo quốc lộ 19, sẽ tới miền Gia Trung thuộc Pleikụ Sở dĩ mệnh danh miền này là Gia Trung thuộc Pleikụ Sở dĩ mệnh danh miền này là Gia Trung vì có con suối Ya Yung chảy qua. | Nguyễn Huệ và Ngọc Hân công chúa Thuở xưa đã có lần tôi tới huyện Bình Khê viếng thăm ngôi nhà cũ của Bình Định Vương Nguyễn Huệ và ngước nhìn lên đèo An Khê mà người dân quanh vùng gọi là đèo Chàng Háng - Ý muốn nói leo đèo này cứ phải chàng háng mà leo từng bước vất vả lắm Qua đèo An Khê vẫn theo quốc lộ 19 sẽ tới miền Gia Trung thuộc Pleikụ Sở dĩ mệnh danh miền này là Gia Trung thuộc Pleikụ Sở dĩ mệnh danh miền này là Gia Trung vì có con suối Ya Yung chảy qua đâỵ Người thiểu số địa phương gọi con suối này là Ya Yung khi chuyển sang tiếng Việt Nam thành Gia Trung. 1. Ngọc Hân công chúa 1770-1803 Về Ngọc Hân Công Chúa sách Việt Nam Danh Nhân Từ Điển của soạn giả Nguyễn Huyền do cơ sở Zieleks xuất bản năm 1981 chỉ ghi ngắn gọn như sau Ngọc Hân Công Chúa tục gọi là Chúa Tiên là con gái út vua Lê Hiển Tông 1770-1803 thông kinh sử thạo âm luật và sành văn quốc âm. Năm Bính Ngọ 1786 nàng được gả cho Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ khi ông đem quân ra Bắv tỏ ý phò Lê. Năm Mậu Thân 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế bà được phong làm Bắc Cung Hoàng Hậu. Vua Quang Trung mất vào năn Nhâm Tí 1792 tính ra bà ăn ở với nhà vua được 6 năm sinh hạ được một trai và một gái. Có truyền thuyết cho rằng sau khi nhà Tây Sơn đổ bà đem hai con về sống lẩn lút trong tỉnh Quảng Nam sau vì có người chỉ điểm bà và các con đều bị nhà Nguyễn bắt giết. Tương truyền bà đã làm rất nhiều thơ văn nhất là thơ Quốc âm nhưng nay phần nhiều đều bị thất truyền chỉ còn lưu lại hai áng văn với lời lẽ lâm ly thống thiết phơi bày nỗi lòng đau đớn thương nhớ của bà đối với chồng. Đó là bài Văn Tế Vua Quang Trung và bài Khóc Vua Quang Trung tức Ai Tư Vãn theo thể song thất lục bát. Nhưng nếu tìm đọc Việt Nam Thi Văn Giảng Luận của giáo sư Hà Như Chi xuất bản vào đầu năm 1951 chúng ta còn được biết thêm những chi tiết quí giá khác về tiểu sử Ngọc Hân Công Chúa như sau Bà là vị Công Chúa thứ 21 của vua Lê Hiển Tông mẹ là Nguyễn Thị Huyền người làng Phú Ninh tục gọi là làng Nành tổng Hà Dương phủ Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN