tailieunhanh - Giải pháp xây dựng văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc
Xây dựng “Con người là trung tâm của chiến lược phát triển”. Lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã chứng minh con người là sức mạnh lớn nhất của dân tộc ta. Chính vì vậy, nhiệm vụ chủ yếu của văn hoá là tập trung mọi nỗ lực nhằm “Xây dựng con người Việt Nam giàu lòng yêu nước, ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân; có tri thức, sức khoẻ lao động giỏi, có văn hoá; có tinh thần quốc tế chân chính.”. | 1) Xây dựng “Con người là trung tâm của chiến lược phát triển”. Lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã chứng minh con người là sức mạnh lớn nhất của dân tộc ta. Chính vì vậy, nhiệm vụ chủ yếu của văn hoá là tập trung mọi nỗ lực nhằm “Xây dựng con người Việt Nam giàu lòng yêu nước, ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân; có tri thức, sức khoẻ lao động giỏi, có văn hoá; có tinh thần quốc tế chân chính.” 2) Đồng thời với việc hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng, cần đẩy mạnh hơn nữa phong trào thi đua yêu nước, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” và đặc biệt là tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.” 3) Vấn đề phát triển văn hoá và xây dựng con người có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau, vì vậy, cần thiết phải quan tâm đến lĩnh vực văn học nghệ thuật - lĩnh vực nhạy cảm của văn hoá, tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm của nhân dân theo tinh thần Nghị quyết số 23-NQ-TW ngày 16/6/2008 của Bộ chính trị về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới.” 4) Giữ gìn và phát huy tài sản văn hoá của 54 dân tộc anh em là nhiệm vụ có ý nghĩa về văn hoá và chính trị to lớn trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. 5) Quan tâm phát triển ngành công nghiệp văn hoá (như xuất bản sách báo, sản xuất phim ảnh, băng đĩa hình, băng đĩa nhạc .) theo đúng định hướng của Đảng nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá nghệ thuật của nhân dân. 6) Thực hiện đồng bộ các giải pháp của các cấp, các ngành, hoàn thiện thể chế văn hoá, xây dựng các thiết chế văn hoá từ Trung ương đến cơ sở, tăng cường hiệu quả các mối quan hệ phối hợp liên ngành. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống luật pháp và các chính sách văn hoá. Tập trung đào tạo nguồn nhân lực cho văn hoá ở trong nước và ở nước ngoài. Tăng cường và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và phương tiện cho hoạt động văn hoá, cho việc xây dựng đầy đủ cơ sở hạ tầng văn hoá, đặc biệt coi trọng nguồn lực xã hội hoá. Chủ động, tiếp tục tăng cường, đẩy mạnh giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hoá, giới thiệu các giá trị văn hoá dân tộc đặc sắc với bè bạn năm châu, góp phần tuyên truyền quảng bá hình ảnh đất nước, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để đông đảo nhân dân được hưởng thụ tinh hoa văn hoá thế giới, làm phong phú thêm đời sống văn hoá dân tộc. 7) Giải pháp mang tính quyết định là nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước trên các lĩnh vực văn hoá, có chủ trương, đường lối, nhân sự chủ chốt, phân công, phân nhiệm rõ ràng, tránh bao biện làm thay; phát huy trách nhiệm tập thể và cá nhân, phát huy tối đa sức mạnh sáng tạo của toàn dân đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hoá. Hồ Chí Minh đã khẳng định: Trong sự nghiệp xã hội và bảo vệ Tổ quốc, bốn lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội gắn bó mật thiết với nhau, cần được coi trọng như nhau, trong đó, văn hoá không đứng ngoài, đứng trên mà phải hiện diện ở mọi lĩnh vực. Thấm nhuần tư tưởng sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta đã quán triệt sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là then chốt với không ngừng nâng cao văn hoá nền tảng tinh thần của xã hội. Đây chính là điều kiện cần thiết cho văn hoá có thể hoàn thành tốt vai trò là sức mạnh nội sinh quan trọng góp phần phát triển đất nước một cách toàn diện và bền vững”./.
đang nạp các trang xem trước