tailieunhanh - Nhà quản lý có trách nhiệm

Cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua đã châm ngòi cho một cuộc tranh cãi chưa từng có về vai trò của người quản lý. Trong khi những thảo luận về hiệu quả quản lý, lương của các CEO và vai trò của ban quản trị đã trở nên gay gắt thì trách nhiệm của người quản lý lại ít được bàn luận. | Nhà quản lý có trách nhiệm Cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua đã châm ngòi cho một cuộc tranh cãi chưa từng có về vai trò của người quản lý. Trong khi những thảo luận về hiệu quả quản lý lương của các CEO và vai trò của ban quản trị đã trở nên gay gắt thì trách nhiệm của người quản lý lại ít được bàn luận. Trong vòng 33 năm qua tôi đã trải qua nhiều chương trình đào tạo giám đốc và thạc sĩ và luôn chia sẻ với những người tham dự quan điểm về việc làm thế nào họ có thể trở thành nhà quản lý có trách nhiệm. Tôi thừa nhận rằng họ sẽ thành công trên khía cạnh thu nhập địa vị xã hội và ảnh hưởng nhưng cũng lưu ý người quản lý phải nhớ rằng họ là những người trông nom những tổ chức có quyền lực nhất trong xã hội. Do đó họ phải hướng bản thân tới một tầm cao hơn. Nhà quản lý phải cố gắng đạt được thành công với trách nhiệm. Những lưu ý của tôi nhằm khuyến khích mọi người kiểm nghiệm lại giá trị của họ trước khi họ lao vào những công việc thường ngày. Hãy suy nghĩ về những điều đó - Hiểu tầm quan trọng của sự linh hoạt sáng tạo. Lãnh đạo là khả năng dẫn dắt sự thay đổi hy vọng và tương lai. Người lãnh đạo phải mạo hiểm vào những lĩnh vực mới vì vậy họ phải có khả năng kiểm soát ứng phó xử lý với những việc không rõ ràng và khó khăn một cách thông minh sáng suốt. - Thể hiện cam kết học hỏi và phát triển bản thân. Người lãnh đạo phải đầu tư vào bản thân. Nếu không được đào tạo bạn không thể giúp những người không được đào tạo khác nếu bạn ốm bạn không thể quản lý những người ốm khác nếu bạn nghèo bạn không thể giúp đỡ những người nghèo. - Phát triển khả năng gắn kết hoạt động cá nhân theo một triển vọng. Làm một việc trong thời gian dài bạn sẽ trải nghiệm cả thành công lẫn thất bại. Khiêm tốn khi thành công và không nản chí khi thất bại là những đặc điểm của một người lãnh đạo giỏi. - Sẵn sàng đầu tư vào việc phát triển người khác. Rộng rãi và hào phóng trong việc giúp đỡ đồng nghiệp nhận ra tiềm năng của họ. - Học cách kết nối những người kém may mắn hơn. Người lãnh đạo .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.