tailieunhanh - Quyết định Số: 446/QĐ-TTg

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ------Số: 446/QĐ-TTg CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -------------Hà Nội, ngày 07 tháng 04 năm 2010 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP, TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG AN TOÀN HẠT NHÂN QUỐC GIA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số 446 QĐ-TTg CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội ngày 07 tháng 04 năm 2010 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG AN TOÀN HẠT NHÂN QUỐC GIA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001 Căn cứ Luật Năng lượng nguyên tử ngày 03 tháng 6 năm 2008 Căn cứ Quyết định số 34 2007 QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thành lập tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Thành lập vị trí và chức năng của Hội đồng An toàn hạt nhân quốc gia 1. Thành lập Hội đồng An toàn hạt nhân quốc gia sau đây gọi tắt là Hội đồng là cơ quan tư vấn giúp Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo giải quyết những vấn đề quan trọng liên ngành về bảo đảm an toàn hạt nhân. Hội đồng có tên giao dịch tiếng Anh là National Council for Nuclear Safety NCNS . 2. Hội đồng được sử dụng con dấu của Bộ Khoa học và Công nghệ. Kinh phí hoạt động của Hội đồng do ngân sách nhà nước bảo đảm và được Bộ Khoa học và Công nghệ bố trí từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học. 3. Nhiệm kỳ công tác của Hội đồng là 5 năm. Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng 1. Đề xuất với Thủ tướng Chính phủ các chính sách biện pháp bảo đảm an toàn hạt nhân trong sử dụng năng lượng nguyên tử trong quá trình hoạt động của nhà máy điện hạt nhân và xử lý đối với sự cố hạt nhân đặc biệt nghiêm trọng. 2. Đánh giá báo cáo của Cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân về kết quả thẩm định vận hành thử và báo cáo phân tích an toàn nhà máy điện hạt nhân kết quả kiểm tra an toàn đối với xây dựng thay đổi quy mô và phạm vi hoạt động lắp đặt nghiệm thu an toàn lò phản ứng hạt nhân của nhà máy điện hạt nhân. 3. Trao đổi thống nhất ý kiến với Bộ Công Thương trước khi Bộ Công Thương cấp giấy phép vận hành thử và vận hành chính thức nhà máy điện hạt nhân. 4. Tổ chức khảo sát thực tiễn thảo luận và lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia

TỪ KHÓA LIÊN QUAN