tailieunhanh - Học thuyết giá trị lao động mới (tt)
Theo triết học của Marx: thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. Vì vậy chúng ta hãy nhìn vào thực tiễn để đánh giá lý luận của Marx, cũng như xây dựng lý luận mới. Chúng ta sẽ bắt đầu từ nền kinh tế sản xuất hàng hoá giản đơn, nền sản xuất mà ở đó có sự trao đổi trực tiếp các loại hàng hoá với nhau theo phương thức hàng đổi hàng. Đó là trường hợp trao đổi hàng hoá của một người nông dân và một người thợ rèn theo tỷ lệ: 2 cân gạo = 1 con. | Karl Marx đưa ra giả thuyết: "Nếu ban đầu tư bản bằng 100 ta-le thì nó vẫn tiếp tục bằng 100 ta-le, mặc dù trong quá trình sản xuất 100 ta-le ấy đã tồn tại dưới hình thức 50 ta-le bông, 40 ta-le tiền công, 10 ta-le máy kéo sợi, còn giờ đây tồn tại dưới hình thức sợi bông trị giá 100 ta-le. Sự tái sản xuất ấy ra 100 ta-le chỉ là việc 100 ta-le ấy duy trì sự ngang bằng với bản thân, chỉ với một sự khác biệt là sự duy trì ấy ở đấy phải thông qua khâu trung gian là quá trình sản xuất vật chất"[41]. Và Ông viết tiếp: "Khi người ta nói rằng chi phí sản xuất, hay giá cả tất yếu của hàng hoá, bằng 110 thì tính toán được thực hiện như sau: tư bản ban đầu 100 (như vậy, thí dụ nguyên liệu bằng 50, lao động bằng 40, công cụ lao động bằng 10) + 5% (lợi tức) + 5% (lợi nhuận). Có nghĩa là, chi phí sản xuất bằng 110; chứ không phi bằng 100; do đó chi phí sản xuất lớn hơn giá thành"[42]. Và Marx, cũng như chúng ta vẫn coi rằng 10 ta-le tăng thêm đó chỉ là giá trị thặng dư của người công nhân sản xuất tạo ra. Thực ra, việc chuyển 100 ta-le tư bản ban đầu thành 100 ta-le bông chỉ là sự tính toán ở trong đầu nhà tư bản và 100 ta-le cũng không thể coi là "giá thành sản xuất". Bởi vì "giá thành sản xuất" không phải chỉ là 100 ta-le tư bản ban đầu cũng như không phải chỉ qua "khâu trung gian là quá trình sản xuất vật chất" thì hàng hoá đã thực hiện được giá trị mà giá thành sản xuất còn bao gồm sức lao động của nhà tư bản bỏ ra (tôi gọi nó là E
đang nạp các trang xem trước