tailieunhanh - Tích lũy tư bản là gì?

Tích lũy tư bản là là sự chuyển hóa một phần giá trị thặng dư trở thành tư bản hay sử dụng giá trị thặng dư làm tư bản. Tức là nguồn gốc của tích lũy tư bản là giá trị thặng dư, là lao động của công nhân bị tư bản chiếm không. | Câu 12: Tích lũy tư bản là gì? Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy tư bản. Ý nghĩa của việc tích lũy vốn có hiệu quả ở VN hiện nay. Thực chất của tích lũy tư bản. Là sự chuyển hóa một phần giá trị thặng dư trở thành tư bản hay sử dụng giá trị thặng dư làm tư bản. Tức là nguồn gốc của tích lũy tư bản là giá trị thặng dư, là lao động của công nhân bị tư bản chiếm không. Các nhân tố ảnh hưởng đến qui mô tích lũy tư bản. - Trình độ bóc lột giá trị thặng dư (m’): Thông thường, muốn tăng khối lượng giá trị thặng dư, nhà tư bản phải tăng thêm máy móc, thiết bị và công nhân. Nhưng ở đây nhà tư bản không tăng thêm công nhân mà bắt buộc số công nhân hiện có cung cấp thêm một lượng lao động và cường độ lao động, đồng thời tận dụng một cách triệt để công suất của số máy móc hiện có, nhằm tăng quy mô tích lũy tư bản. - Năng suất lao động: Năng suất lao động xã hội tăng lên thì giá cả tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng giảm. Sự giảm này đem lại hai hệ quả cho tích lũy: + Với khối lượng giá cả thặng dư nhất định, phần dành cho tích lũy có thể lấn sang phần tiêu dùng, trong khi sự tiêu dùng của nhà tư bản không giảm mà vẫn có thể bằng hoặc cao hơn trước. + Một lượng giá trị thặng dư nhất định dành cho tích lũy cũng có thể chuyển hóa thành một khối lượng tư liệu sản xuất và sức lao động phụ thêm nhiều hơn trước. - Chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng: + Tư bản sử dụng: Là khối lượng giá trị những tư liệu lao động mà toàn bộ qui mô hiện vật của chúng đều hoạt động trong quá trình sản xuất sản phẩm. + Tư bản tiêu dùng: Là phần giá trị những tư liệu lao động ấy được chuyển vào sản phẩm theo từng chu kì sản xuất dưới dạng khấu hao. + Nếu máy móc càng hiện đại thì sau khi khấu hao hết, máy móc coi như phục vụ không công cho nhà tư bản, tức là tạo ra nhiều giá trị thặng dư, nhờ đó tăng qui mô tích lũy tư bản. - Đại lượng tư bản ứng trước: Muốn tăng khối lượng giá trị thặng dư thì phải tăng qui mô tư bản. Đại lượng tư bản ứng trước càng lớn thì qui mô sản xuất càng được mở rộng cả theo chiều rộng lẫn chiều sâu, khối lượng thặng dư tăng lên càng nhiều. Ý nghĩa: - Làm cho qui mô ngày càng tăng, có điều kiện cải tiến kĩ thuật ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, có khả năng giành thắng lợi trong cạnh tranh. - Hiểu và nắm được các nhân tố tăng qui mô tích lũy, từ đó vận dụng trong sản xuất kinh doanh để tăng vốn và sử dụng vốn có hiệu quả kinh tế. - Tăng năng suất lao động là cách sử dụng vốn có hiệu quả nhất (hạ giá trị cá biệt, hạ giá trị sức lao động, tăng thêm tích lũy vốn.) - Tăng khấu hao tư liệu sản xuất, tránh được hao mòn vô hình, có ý nghĩa rất lớn, tăng tích lũy vốn sản xuất và sử dụng tư liệu sản xuất có hiệu quả.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN