tailieunhanh - Văn hóa ứng xử của người lãnh đạo doanh nghiệp với những người dưới quyền

Ứng xử với những người dưới quyền (những người quản lý cấp dưới và những người lao động) là một trong những yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu, đảm bảo cho hoạt động quản lý của người lãnh đạo doanh nghiệp thành công Bởi lẽ, hoạt động quản lý của người lãnh đạo là một nghệ thuật – nghệ thuật thu phục con người, nghệ thuật ứng xử giữa con người với con người. | Văn hóa ứng xử của người lãnh đạo doanh nghiệp với những người dưới quyền Ứng xử với những người dưới quyền những người quản lý cấp dưới và những người lao động là một trong những yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu đảm bảo cho hoạt động quản lý của người lãnh đạo doanh nghiệp thành công Bởi lẽ hoạt động quản lý của người lãnh đạo là một nghệ thuật - nghệ thuật thu phục con người nghệ thuật ứng xử giữa con người với con người. Ở đây nghệ thuật ứng xử là cơ sở là nền tảng để người lãnh đạo thu phục người khác. Văn hóa ứng xử giữa người lãnh đạo và những người dưới quyền trong một doanh nghiệp là vấn đề có nội hàm rất đa dạng phong phú. Trong khuôn khổ bài viết này sẽ trình bày một số khía cạnh cơ bản của vấn đề. Biết lắng nghe những người dưới quyền Giao tiếp giữa nguời lãnh đạo và những người dưới quyền là một quá trình tác động tương hỗ. Đó là một quá trình mà cả người lãnh đạo và những người thừa hành đều là những chủ thể tích cực. Có như vậy thì giao tiếp mới đạt hiệu quả cao. Điều đó có nghĩa là khi nguời lãnh đạo truyền đạt các chỉ thị mệnh lệnh hay quyết định nào đó cho những người thừa hành thì cần phải quan tâm đến thái độ phản ứng và mức độ thực thi các chỉ thị mệnh lệnh đó của họ. Trong giao tiếp kênh thông tin từ dưới lên trên tức là từ phía những người thừa hành lên đến người lãnh đạo cũng quan trọng như kênh thông tin từ trên xuống dưới từ phía người lãnh đạo xuống những người thực hiện . Vì qua đó người lãnh đạo hiểu được tâm trạng nguyện vọng thái độ và phản ứng của người dưới quyền. Tuy vậy trong thực tế ở nước ta hiện nay không phải người lãnh đạo nào cũng quan tâm đến kênh thông tin từ dưới lên trên mà thuờng chỉ chú ý tới việc đưa ra chỉ thị mệnh lệnh và yêu cầu truyền đạt chúng từ cấp dưới. Thực trạng này xuất phát từ những nguyên nhân sau Thứ nhất ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến và Nho giáo. Những người lãnh đạo quan lại thường coi mình như những người quan phụ mẫu ban phát lợi ích cho dân chúng. Khi quyền lực của người lãnh đạo càng lớn thì tư

TỪ KHÓA LIÊN QUAN