tailieunhanh - CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TÂM THẦN (Kỳ 2)
2. Liệu pháp sốc điện: - Năm 1935, một bác sĩ người Ý là U. Cerletti tình cờ phát hiện tượng sốc điện ứng dụng để xử trí những trường hợp kích động tâm thần vận động. - Năm 1938, cũng một bác sĩ người Ý là L. Bini nghiên cứu sáng chế ra máy sốc điện cơ bản gồm một bộ tạo ra các dòng xung điện gọi là bộ tạo xung Trigơ. - Sốc điện (electro - convulsive therapy - ECT). Về thực chất là đưa một dòng xung điện ngoại lai gây cộng hưởng với dòng. | CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TÂM THẦN Kỳ 2 2. Liệu pháp sốc điện - Năm 1935 một bác sĩ người Ý là U. Cerletti tình cờ phát hiện tượng sốc điện ứng dụng để xử trí những trường hợp kích động tâm thần vận động. - Năm 1938 cũng một bác sĩ người Ý là L. Bini nghiên cứu sáng chế ra máy sốc điện cơ bản gồm một bộ tạo ra các dòng xung điện gọi là bộ tạo xung Trigơ. - Sốc điện electro - convulsive therapy - ECT . Về thực chất là đưa một dòng xung điện ngoại lai gây cộng hưởng với dòng điện não. Dòng điện này làm quá ngưỡng hoạt động của các tế bào thần kinh thuỳ trán hoặc thuỳ thái dương tạo ra cơn co giật kiểu động kinh và một tình trạng hôn mê ngắn xoá đi toàn bộ những chức năng hoạt động tâm thần được hình thành trong quá trình sống cũng như các rối loạn tâm thần được hình thành trong quá trình bị bệnh. Sau một liệu trình gây sốc thì chỉ có các chức năng hoạt động tâm thần bình thường được phục hồi trở lại vì đó là các định hình khó làm thay đổi được trong quá trình sống. - Nhiều nhà tâm thần học cho rằng phải hạn chế sử dụng ECT Lý do chính do việc sử dụng ECT không hợp lý nó gây ra một cơn co giật làm cho gia đình và bệnh nhân rất lo ngại nhiều khi còn hoang mang thiếu tin tưởng vào phương pháp điều trị này. - Các tác giả đã dùng cura làm thuốc giãn cơ dự phòng gãy xương. Năm 1951 succinycholine là loại thuốc giãn cơ ngắn đã chính thức được sử dụng làm thuốc giãn cơ cho ECT. - Năm 1957 indokonlon đã xuất hiện như một thuốc mới làm giảm co giật. 3. Liệu pháp sốc insuline Năm 1935 một bác sĩ người ÁO là Sakel khi điều trị bệnh đái tháo đường bằng insuline đã nhận thấy người bệnh giảm cả trạng thái hưng phấn tâm thần. Từ đó ông đã đi sâu vào nghiên cứu và áp dụng insuline còn có nhiều ý kiến khác nhau nhất là về cơ chế tác dụng. Có một số giả thuyết về cơ chế tác dụng của insuline trong lâm sàng tâm thần như sau - Giả thuyết về phản ứng toàn thân gây sốc là gây cho cơ thể một stress bắt buộc cơ thể phải huy động các cơ chế tự vệ chống lại các stress đó đồng thời cũng
đang nạp các trang xem trước