tailieunhanh - Tiểu luận: Sự xâm lược châu Á của thực dân phương Tây và phong trào chống xâm lược của các nước châu Á

Bước vào thời cận đại, sau các cuộc phát kiến địa lý của người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Nhiều vùng đất mới trên thế giới được người châu Âu phát hiện trong đó có châu Á là một trong những châu lục phong phú về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. | Vào buổi đầu tiên của thời cận đại, thuộc địa ở Châu Á, Châu Phi chưa lớn, Bồ Đào Nha là nước Châu Âu đầu tiên xây dựng đế quốc thuộc địa của mình ở các nước Châu Á, Châu Phi vào cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI, còn Tây Ban Nha xâm lược thuộc địa chủ yếu ở Châu Mỹ. Nhưng dần dần Bồ Đào Nha bị suy yếu các nước Tư bản ở Châu Âu trỗi dậy (Hà lan, Anh, Pháp) đã canh tranh mạnh mẽ các vùng đất thuộc địa rộng lớn của Bồ Đào Nha lần lượt rơi vào các nước đó. Indonesia là nước đầu tiên ở Châu Á bị thực dân phương Tây đô hộ vào thế kỷ XVI, lúc đầu là Bồ Đào Nha sau đó là Hà Lan rồi đến Anh (1811) nhưng đến năm 1814 Anh trả lại cho Hà Lan. Từ cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX, nhất là từ nửa sau thế kỷ XIX các nước tư bản phương Tây đã đẩy mạnh hơn nữa việc xâm chiếm thuộc địa ở các nước Châu Á, Châu Phi. Ở Châu Á, đế quốc anh chiếm Ấn Độ, Mã Lai, Miến Điện; Pháp chiếm ba nươc Đông Dương, Xiêm trở thành nước “đệm” giữa các nước thuộc địa Anh và Pháp và do sự suy tân đất nước dưới triều đại của các vua Rama IV và Rama V vào cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, nên Xiêm giữ được độc lập về chính trị, song vẫn bị phụ thuộc vào các nước đế quốc trước hết là Anh.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN