tailieunhanh - Chỉ thị số 10/2000/CT-NHNN14

Chỉ thị số 10/2000/CT-NHNN14 về tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn do Ngân hàng Nhà nước ban hành, để thực hiện Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP ngày 15/6/2000 của Chính phủ | NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số 10 2000 CT-NHNN14 Hà Nội ngày 24 tháng 08 năm 2000 CHỈ THỊ VỀ TÍN DỤNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN NHẰM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 09 2000 NQ-CP NGÀY 15 6 2000 CỦA CHÍNH PHỦ Thực hiện Quyết định số 67 1999 QĐ-TTg ngày 30 3 1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn trong thời gian vừa qua toàn ngành Ngân hàng đã có nhiều cố gắng trong việc mở rộng đầu tư tín dụng lĩnh vực nông nghiệp nông thôn và đã đạt được một số kết quả nhất định góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn. Để thực hiện mục tiêu do Chính phủ đề ra tại Nghị quyết số 09 2000 NQ-CP ngày 15 6 2000 là Xây dựng một nền nông nghiệp mạnh phát triển bền vững được áp dụng công nghệ cao công nghệ mới từng bước được hiện đại hoá vươn lên trở thành một ngành nông nghiệp với những nền sản xuất hàng hoá lớn có sức cạnh tranh ngày càng cao trong quá trình hội nhập quốc tế có năng suất và thu nhập cao trên một đơn vị diện tích đáp ứng nhu cầu lương thực thực phẩm cho nhân dân nguyên liệu cho công nghiệp tăng kim ngạch xuất khẩu và bảo vệ môi trường sinh thái góp phần nâng cao đời sống nông dân ổn định kinh tế và xã hội đất nước Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu Tổng giám đốc các Ngân hàng thương mại quốc doanh Tổng giám đốc giám đốc các tổ chức tín dụng Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh thành phố thực hiện một số nội dung sau I ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUỐC DOANH VÀ CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG 1. Tăng cường huy động mọi nguồn vốn để đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu vốn và mở rộng đầu tư tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn trên cơ sở chủ động tiếp cận với các dự án phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả đảm bảo khả năng thu hồi vốn phù hợp với quy hoạch kế hoạch phát triển của ngành và địa phương. Xem xét cụ thể trên cơ sở chủ động nắm bắt .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN