tailieunhanh - NHO LÂM NGOẠI SỬ - PHỤ LỤC

Trong sách này có nói đến một số danh từ chuyên môn khoa cử và chức tước đời Minh, nếu để nguyên sợ khó hiểu. Mặt khác chế độ thi cử và chức tước đời Minh giống hệt như triều Nguyễn trước nên cũng cần trình bày những điểm chính một cách có hệ thống để tiện việc theo dõi. Nói chung chế độ thi cử và hệ thống quan lại đời Minh cũng như đời Thanh, lúc tác giả sống. Giữa hai triều đại có sự khác nhau nhưng không đáng kể. Việc thi cử gồm ba bực:. | NHO LÂM NGOẠI SỬ PHỤ LỤC CHẾ ĐỘ KHOA CỬ VÀ NHỮNG CHỨC TƯỚC NHẮC ĐẾN TRONG SÁCH NÀY Trong sách này có nói đến một số danh từ chuyên môn khoa cử và chức tước đời Minh nếu để nguyên sợ khó hiểu. Mặt khác chế độ thi cử và chức tước đời Minh giống hệt như triều Nguyễn trước nên cũng cần trình bày những điểm chính một cách có hệ thống để tiện việc theo dõi. Nói chung chế độ thi cử và hệ thống quan lại đời Minh cũng như đời Thanh lúc tác giả sống. Giữa hai triều đại có sự khác nhau nhưng không đáng kể. Việc thi cử gồm ba bực Viện thí Hương thí và những kỳ thi cao nhất ở kinh gồm Hội thí Phúc thí Điện thí. Viện thí là kỳ thi mở ở huyện. Trước khi mở Viện thí có hai kỳ thi thử. Kỳ thi đầu gọi là Huyện thí do quan huyện chủ tọa. Ai được thi thì gọi là đồng sinh. Ai thi phủ đỗ thì gọi là tú tài. Quan học đạo phụ trách việc thi cử ba năm một lần và phải đi các nơi trong địa hạt của mình để tổ chức hai kỳ thi huyện thí và phủ thí. Mục đích của Viện thí là chọn những người tú tài. Ai giỏi được thưởng ai kém bị phạt có thể bị đòn. Số tú tài lấy từ tám đến hai mươi tùy theo. Một số tú tài mỗi năm được chọn làm lẫm sinh. Những người này được ưu đãi hơn vì họ có học bổng của chính phủ. Có những kỳ thi riêng của triều đình để chọn một số cống sinh. Những người đỗ cống sinh sau một kỳ thi những có thể ra làm quan. Nói chung những người đỗ tú tài không cần phải giỏi lắm. Cốt nhất là biết viết văn bát cổ là có hy vọng đỗ. Có những người không thi lại nhờ người khác thi thay mình hay đút lót tiền cho quan chấm thi để lấy đỗ tú tài. Địa vị xã hội một anh tú tài không phải cao lắm nhưng vẫn còn hơn địa vị dân thường. Đó là vì họ có thể giao thiệp trực tiếp với các quan. Họ không phải quỳ lạy quan phủ huyện và có khi có thể xem các quan phủ huyện cùng ngang vai vế với mình. Nhờ vậy họ thường dựa vào đấy để áp bức người khác. Sau khi đỗ tú tài họ có thể kiếm cách sinh nhai bằng việc dạy học. Hương thí thi ở tỉnh một năm sau phú thi và như vậy là cứ ba năm một lần. Kỳ thi tổ chức ở các tỉnh .