tailieunhanh - Môi trường giáo dục - Chương 2 - Phần 4

Môi trường sống có ảnh hưởng. mạnh đến việc hình thành nếp sống, thói quen của con 'người. Sinh viên các trường đại học khu vực miền núi phía Bắc đã sống trong điều kiện môi trường kinh tế - xã hội có tính ổn định trong một thời gian dài. Mặt khác, sau khi ra trường phần lớn trong số họ sẽ làm việc trong môi trường họ đã sống và đang có sự biến đổi lớn về kinh tế - xã hội. Do đó, việc nghiên cứu về môi trường văn hoá - giáo đục của khu. | dục. VI. MÔI TRƯỜNG VĂN HOÁ GIÁO DỤC Ở KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM IO Môi trường sống có ảnh hưởng. mạnh đến việc hình thành nếp sống thói quen của con người. Sinh viên các trường đại học khu vực miền núi phía Bắc đã sống trong điều kiện môi trường kinh tế - xã hội có tính ổn định trong một thời gian dài. Mặt khác sau khi ra trường phần lớn trong số họ sẽ làm việc trong môi trường họ đã sống và đang có sự biến đổi lớn về kinh tế - xã hội. Do đó việc nghiên cứu về môi trường văn hoá - giáo đục của khu vực có ý nghĩa quan trọng đối với công tác giáo dục và đào tạo. Muốn thực hiện các biện pháp giáo dục có hiệu quả việc cần thiết là phải hiểu môi trường sống và hoạt động của đối tượng. Trong hàng loạt yếu tố đó phải kể đến yếu tố môi trường sống được đặc trưng bởi yếu tố xã hội văn hoá. Nghiên cứu đặc điểm xã hội trên một phạm vi không gian rộng lớn phức tạp về nhiều mặt có nhiều biến đổi trong tiến trình lịch sử là một vấn đề khó. Theo quan điểm lịch sử đặc điểm xã hội miền núi phía Bắc Việt Nam được nghiên cứu ở các giai đoạn sau Trước cách mạng tháng Tám Đặc điểm xã hội Việt Nam nói chung và miền núi phía Bắc Việt Nam nói riêng bị chi phối bởi quan hệ thực dân - nửa phong kiến đồng thời chịu sự chi phối quan hệ nội tại của từng dân tộc. Điều kiện kinh tế thời kì này cực kì khó khăn bị hạn chế về nhiều mặt do đó đặc điểm xã hội còn mang đậm dấu ấn lịch sử của một thời kì lạc hậu. Có thể nói thời kì này xã hội còn chưa định hình rõ những đặc điểm vùng miền và từng dân tộc. Theo tiêu chí phát triển có thể chia ra làm hai vùng có 96 sự phát triển tương đối chênh lệch nhau về các mặt Vùng 1 ở vùng thị trấn ven quốc lộ có trình độ phát triển tương đối như vùng xuôi chủ yếu là người Tày Nùng Hoa Sán Chay. cư trú vùng trung du núi thấp. Vùng 2 vùng khó khăn nơi cư trú của đồng bào các dân tộc Thái Mường Mông đây là vùng núi cao còn tồn tại chế độ thổ ti lang đạo chúa đất. Đặc điểm xã hội vùng 1 và vùng 2 thường không có sự thống nhất trong khu vực có nhiều thành .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN